Tin mới
Đang tải...
Thứ Bảy, 2 tháng 9, 2017



Chào Bạn. Sau bài chia sẻ Phần 1: Người chọn nghề hay Nghề chọn người chắc rằng Bạn đã có cái nhìn thoải mái hơn với nghề nghiệp mà Bạn đang theo đuổi rồi đúng không? Bạn đã có tự nhìn nhận lại bản thân mình và đặt ra những câu hỏi với những tiêu chí về mục tiêu sống và công cụ để đạt được nó rồi chứ? Sơn mong rằng sau khi nhìn nhận lại Bạn sẽ cảm thấy ngành CNTT này là 1 lựa chọn đúng đắn với Bạn.

Ở bài viết này Sơn sẽ đi sâu vào ngành CNTT và lột trần ra những sự thật trong nó để giúp Bạn có cái nhìn tổng quan đầy đủ nhất về ngành - về những cơ hội mà ngành mang lại - về những khó khăn thử thách đang chờ đón Bạn. Nếu Bạn vẫn chưa có sự nhìn nhận lại hoặc cảm thấy chưa thấu đáo hãy tiếp tục tìm hiểu cùng Sơn qua chuỗi bài chia sẻ này Bạn nhé.

Bài viết này dài lắm ... Gần 18.000 từ lận đấy Bạn và hoàn toàn Sơn tâm huyết viết ra tất cả từng từ một. Sơn cũng không thể tin là mình có thể viết ra được nhiều đến như vậy ... Viết liên tục trong suốt 4 ngày trời ... Nó là tất cả những cảm xúc - suy nghĩ và sự hiểu biết của Sơn với ngành nghề này suốt 5 năm trời gắn bó. Có những điều Sơn chia sẻ ở trong bài để viết ra được nó Sơn đã phải đánh đổi thời gian - công sức - tiền bạc và cả sức khỏe của chính mình để có được trải nghiệm và giờ đây Sơn tổng hợp tất cả lại chia sẻ đến với Bạn với mong muốn Bạn không cần phải đánh đổi như Sơn. Sơn tin rằng con đường thành công trong sự nghiệp của Bạn sẽ được rút ngắn lại khi Bạn dồn hết tâm trí đọc hết bài chia sẻ tâm huyết này của Sơn mặc dù Sơn biết rằng nó rất dài nhưng hãy cố gắng lên Bạn nhé. Hãy tôn trọng và nghĩ đến tâm huyết của người bỏ ra 4 ngày trời viết mà cố gắng đọc hết - trân trọng và thấu hiểu.

Bài viết cực kỳ phù hợp với những Bạn mới bước chân theo ngành này để biết trước những khó khăn thử thách trên con đường cần trải qua và những trái ngọt sẽ đến với những ai dám chấp nhận vượt qua nó. Bài viết sẽ mang lại nguồn cảm hứng động lực với những ai đang mất định hướng, đam mê với ngành. Bài viết cũng sẽ mang lại nhiều ý tưởng và cơ hội tốt cho những ai đã và đang hạnh phúc, đam mê với ngành ở hiện tại.

Bài viết dựa trên quan điểm cá nhân của tác giả sau khi đã lặn ngụp trong ngành và có cơ hội được trải nghiệm nhiều lĩnh vực khác nhau trong cuộc sống để có được cái nhìn tổng quan đúc kết. Mọi ý kiến thảo luận rất mong nhận được phản hồi với tinh thần tôn trọng lẫn nhau.


Phần 2: Những điều hay ho của ngành CNTT – Cơ hội và Thách thức cho những ai dấn thân với ngành



Chút kể lể tâm sự về bản thân:

Đôi khi Sơn ngồi ngẫm nghĩ lại mọi thứ đã xảy đến và cảm thấy thật là thú vị. Sơn không nghĩ là mình sẽ có ngày hôm nay bởi vì ngày xưa Sơn không nghĩ là mình sẽ đi theo ngành CNTT này đâu. Lúc đó Sơn học giỏi nhất là môn toán (từ nhỏ đến lớn chỉ mỗi môn toán mà thôi). Sơn dự định sẽ thi đại học ngành Sư Phạm Toán để tiếp nối truyền thống Sư Phạm của gia đình mình vì Sơn cũng thích việc dạy học (suốt quãng thời gian đi học từ cấp 1 đến cấp 3 Sơn luôn giảng bài cho nhiều bạn bè trong lớp).

Thời khắc trắc nghiệm bản thân mình là năm cuối cấp 3, như đã nói trước đó với các Bạn về mục tiêu sống và công cụ. Lúc đó Sơn chỉ có mong muốn là 1 người có ích cho xã hội và Sơn nhìn thấy được làm 1 người giáo viên truyền đạt kiến thức giúp cho bao thế hệ nên người là 1 điều rất tốt và Sơn rất khát khao có thể làm được điều đó. Sơn quyết tâm mình sẽ đi theo hướng Sư Phạm và cụ thể là môn toán vì đây là môn Sơn giỏi nhất và hay phải kèm bài nhiều nhất suốt thời đi học.

Thế nhưng khá nhiều băn khoăn xảy đến với Sơn khi nghĩ về con đường tương lai …

Ngoại trừ mục tiêu sống là đào tạo giáo dục thì Sơn là 1 con người luôn muốn hướng đến thực tế … Sơn cứ tự hỏi trong đầu: Những thứ như tích phân, lượng giác, bất đẳng thức này. Sau này bao nhiêu người học ra sẽ áp dụng những thứ đó vào trong công việc/cuộc sống? Ngoại trừ số ít là các nhà khoa học? Còn với những người bình thường nó giúp chúng ta luyện tập được tư duy thôi sao?

Sơn cứ miên man trong dòng suy nghĩ ấy và chưa thể chắc chắn được với quyết định của mình vì còn cảm thấy nhiều vướng mắc … Nhưng mọi thứ suy sụp khi xem điểm chuẩn mảng ngành Sư Phạm thời đấy rất cao đặc biệt là các môn hot như Toán, Lý, Hóa, Anh … Sơn tự thấy mình không đủ sức để vào ngành này vì trong 3 môn thi đại học Sơn chỉ giỏi nhất là môn toán thôi chứ không phải giỏi đều …

Suốt thời gian đấy Sơn khá là áp lực và mông lung như 1 trò đùa. Cũng lặn lội cùng Cha đi các buổi hội thảo tư vấn định hướng về ngành nghề tại trường Bách Khoa, tìm hiểu qua các ngành nghề cơ khí, điện tử, chế tạo máy … mọi thứ vẫn rất là mơ hồ.

Đến 1 ngày Cha Sơn nói với Sơn rằng: “Theo ngành Công Nghệ Thông Tin đi con vì ngành này học giỏi toán có tư duy là sẽ học tốt. Viết ra các phần mềm ứng dụng máy tính”. Thực sự lúc đấy nghe biết vậy thôi chứ có biết viết ra các phần mềm ứng dụng máy tính thì có giá trị gì? Vì thời đó mang tiếng dân thành phố nhưng nhà nghèo làm gì có nổi cái máy tính và cũng chỉ làm bạn với con xì tu pịt phôn (Stupid Phone) Nokia 1280 nên có biết méo gì về công nghệ các thứ đâu, mà cũng có cần phải biết đâu với Sơn lúc ấy không có nó cuộc sống vẫn tốt đẹp mà. Cũng sát lúc đăng ký và chán nản quá rồi nên gật đầu luôn thôi thì cứ học mới biết mình có hợp hay không vậy.

Nhưng đến tận lúc này khi đang ngồi gõ từng dòng chia sẻ này với Bạn Sơn tự nói thầm trong đầu một câu: “Con cảm ơn Cha”.


1/ NHỮNG ĐIỀU HAY HO CỦA NGÀNH CNTT


Vào chủ đề chính nào:

Đến hiện tại sau hơn 5 năm trải nghiệm trong ngành CNTT và có cơ hội được cọ sát với nhiều lĩnh vực (Kinh Doanh, Bất Động Sản, Chứng Khoán, Thương Mại Điện Tử, Marketing Online, Đào Tạo Giáo Dục …), được bước ra đời và thấy được nhiều mặt tích cực và tiêu cực của xã hội mới ngẫm thấy những cái hay của ngành CNTT này. Thực sự rất hạnh phúc khi là một nhân tố trong ngành này. Không phải vì Sơn đang theo ngành này mà nói hay về nó nhé, như đã nói mỗi người có một mục đích sống khác nhau và chúng ta cần tìm ra những công cụ khác nhau để hiện thực hóa được mục đích sống đó và đối với cá nhân Sơn thì ngành CNTT này giúp Sơn thỏa mãn các mục đích của mình. Sơn sẽ phân tích ra cho Bạn thấy được những điều mà Sơn đã nhận ra được và nếu Bạn cũng cảm thấy hào hứng với những điều đó thì Sơn rất vui khi mang lại được giá trị cho Bạn. Hãy so sánh những điều Sơn nói với thước đo mục đích sống của Bạn và hi vọng ngành CNTT này sẽ là công cụ giúp Bạn hiện thực được chúng.

Bước vào ngành này rồi Sơn mới cảm thấy thích thú và còn cảm thấy may mắn khi ngày xưa không theo Sư Phạm Toán vì nếu không đã bỏ qua 1 ngành rất tuyệt thế này. Khi mà kiến thức tư duy nó không phải chỉ nằm ở trên giấy, lý thuyết mà có thể hiện thực ra sản phẩm giúp ích cho con người.

Kiến thức tư duy ở đây không phải chỉ đối với mỗi môn toán mà là với tất cả các môn khoa học tự nhiên (Toán, Lý, Hóa). Từ các công thức tưởng chừng khô khan ấy chúng ta học CNTT để biết cách Lập Trình có thể ráp nối các kiến thức xây dựng ra một thứ gì đó có ích phục vụ cho cuộc sống con người.

Ví dụ 1:
Để Sơn ví dụ cho Bạn dễ hình dung nhé: Thời đi học chúng ta được học công thức tính chu vi & diện tích của hình chữ nhật với công thức Chu vi = (chiều dài + chiều rộng) * 2 và Diện tích = chiều dài * chiều rộng đúng không? Vậy trong thực tế nó dùng trong những tình huống nào? Trong lĩnh vực Bất Động Sản khi đọc ra số liệu của những mảnh đất họ cần đến thông tin là Diện Tích của mảnh đất để từ đó định giá. (Vd: Khu đất nền giá bán 20 triệu/m2 thì diện tích mảnh đất muốn mua đang là 100m2 => phải trả 2 tỷ).

Vậy những người họ đi thu thập thông tin chiều dài + chiều rộng đó nhưng nếu họ không biết công thức tính diện tích thì sao? Thế là chúng ta sẽ làm ra 1 phần mềm ứng dụng (có thể là trên điện thoại) có 2 ô nhập dữ liệu. Ô thứ 1 nhập chiều dài, ô thứ 2 nhập chiều rộng và bấm nút nhấn sẽ cho ra kết quả diện tích. Như thế là phục vụ được cho công việc của họ rồi đấy, Bạn có thấy thật đơn giản không? Wow thật là một ứng dụng hay haha. Thực ra nói thật ai cũng đều có thể tính ra được chỉ cần bật cái máy tính trên điện thoại bấm số vào là xong nhưng hãy nghĩ vấn đề theo một hướng khác đó là nếu số quá lớn hoặc có quá nhiều mảnh đất cần tính ra diện tích thì phương án tính tay sẽ không khả thi bằng việc có hệ thống cứ nhập vào thông tin từng mảnh sẽ tự tính ra diện tích và lưu trữ lại vào danh sách được sắp xếp theo thứ tự.


Hay Bạn có biết tới công thức tính chỉ số BMI của 1 người dựa theo cân nặng và chiều cao để từ đó tính toán kết luận thể trạng (gầy, béo) ở mức độ nào chứ? Bình thường chúng ta phải tự tính toán lấy số liệu. Còn với những người lười tính hay không biết công thức thay vì phải mò mẫm thì nhờ CNTT Lập Trình chúng ta cho phép họ nhập dữ liệu số đo và máy tính sẽ tự động ráp công thức vào rồi dựa trên kết quả thu được để đưa ra kết luận.

Ví dụ đây là số đo BMI của Sơn. Bạn cũng có thể đo của Bạn tại trang này và không cần phải tính gì cả, mọi thứ cứ để máy tính tính giùm Bạn: http://www.thuocbietduoc.com.vn/home/BMI.aspx


Thế là Sơn đã bị béo phì rồi huhu


Ví dụ 2:
Ví dụ như trong vật lý toán học chúng ta được học rất nhiều những thứ như phương trình chuyển động thẳng, chuyển động cong, chuyển động sóng … vậy từ đó chúng ta có thể hiện thực ra được cái gì thực tế bằng CNTT Lập Trình? Ví dụ Bạn chơi game bắn máy bay/bắn vịt/bắn gà trên điện thoại/máy tính đi ha. Bạn thấy hình ảnh viên đạn đi ra từ nóng súng nhân vật đến mục tiêu mà Bạn nhắm bắn. Nếu nhân vật Bạn đứng yên tại chỗ bắn thì viên đạn nó đi thẳng, nếu Bạn vừa kéo chuột di chuyển nhân vật vừa bắn thì viên đạn nó lại có hiệu ứng đi xiên xiên theo chuyển động của Bạn hoặc bắn ra một chùm đạn một lúc viên ở giữa đi thẳng, các viên ở 2 bên sẽ đi cong cong. Nhờ đâu nó có thể tạo ra được những chuyển động sát với thực tế như vậy? Chính là nhờ các phương trình chuyển động mà ngày xưa Bạn đã được học đấy. Bạn phải áp dụng các kiến thức đó vào để cho Game của Bạn nó thực tế hơn thì người chơi mới cảm thấy thú vị.





Ví dụ 3:
Bạn có từng chơi Game Flappy Bird của Anh Nguyễn Hà Đông rồi chứ? Mỗi lần bấm vào màn hình thì con chim nó ngóc đầu lên (bay lên), mỗi lần thả ra thì con chim nó gục đầu xuống (rơi xuống). Để có thể ra được hiệu ứng lên xuống như vậy trong Game thì phải áp dụng tính toán số liệu vật lý cụ thể như gia tốc, vận tốc rơi, bao lâu sẽ chạm đất … chứ nếu con chim cứ trơ cứng như khúc gỗ thụt lên thụt xuống (như quay tay ấy =]]) thì chắc hẳn người chơi sẽ không có hứng thú và Game không được thực tế lắm.





Qua một loạt ví dụ hình dung như vậy nhưng Bạn đừng có suy nghĩ rằng chỉ có các môn Khoa Học Tự Nhiên toán lý hóa thì CNTT Lập Trình mới có thể từ đó làm ra các sản phẩm mang lại giá trị cho con người nhé. Không phải đâu mà là TẤT CẢ MỌI KIẾN THỨC TRONG CUỘC SỐNG NÀY đều có thể nhờ vào CNTT Lập Trình mà làm ra những sản phẩm có ích phục vụ cuộc sống con người.

Ví dụ:
Hiện nay có rất nhiều loại bệnh khác nhau với đủ các phương pháp điều trị bệnh. Nếu Bạn là một người có nhu cầu tìm hiểu chắc chắn sẽ bị lạc trôi giữa vô vàn thông tin khác nhau và không có sự đảm bảo tính xác thực dễ gây ra những hậu quả khó lường. Chính vì thế đã có sự ra đời của những công ty startup công nghệ lĩnh vực chuyên về y tế sức khỏe tạo ra các phần mềm ứng dụng giúp tra cứu điều trị bệnh (họ tổng hợp nguồn dữ liệu bệnh và chữa bệnh khổng lồ để chúng ta tra cứu và tất nhiên là thông tin rất đảm bảo nhờ đội ngũ cố vấn các chuyên gia sức khỏe hàng đầu), giúp kết nối giữa bệnh nhân với bác sĩ một cách dễ dàng để tư vấn khám chữa bệnh, giúp bệnh nhân thống kê tình trạng bệnh một cách tốt nhất qua từng giai đoạn và đưa ra lời khuyên điều trị …


* Bạn có thể tìm hiểu thêm về các Startup Công Nghệ chuyên về lĩnh vực y tế sức khỏe tại đây: http://ictnews.vn/khoi-nghiep/6-startup-dang-chu-y-trong-linh-vuc-y-te-cham-soc-suc-khoe-123811.ict



Và còn rất nhiều những thứ hay ho mà CNTT mang lại mà có kể đến tết công gô cũng chưa hết nữa.

Bạn thấy đó, CNTT Lập Trình giúp chúng ta kết hợp tất cả các kiến thức lại và xây dựng ra các sản phẩm giúp ích cho cuộc sống con người:

* Phần Mềm, Ứng Dụng giúp ích cho cuộc sống con người ở đa dạng lĩnh vực từ kinh tế đến giáo dục đến sức khỏe …

* Lập Trình Game cũng là việc giải trí giúp ích cho cuộc sống con người

Những kiến thức nó không đơn thuần nằm ở trên giấy – lý thuyết nữa mà khi kết hợp với ngành này rồi chúng ta sẽ hiện thực hóa nó ra một sản phẩm cụ thể. Chúng ta – những người được gọi là Lập Trình Viên giống như những phù thủy trong thế giới thực vậy đó. Chúng ta có thể làm ra tất cả những gì chúng ta muốn.

Bạn coi phim có từng thấy các cảnh Robot sẽ thay thế loài người trong tương lai? Rồi nghe liếng thoắng các thứ như cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 Robot lên ngôi – tự động hóa thay thế con người trong xã hội hiện nay?


Bạn đừng suy nghĩ phức tạp xa xôi quá như thế. Nhìn gần lại sẽ thấy rằng bản chất ngành CNTT cũng chính là vậy đấy. Bản chất ngành CNTT hiện nay hướng đến tư duy tự động hóa thay cho sức người. Bạn hiểu về cơ chế công thức của nó nhưng Bạn làm thủ công thì không bằng cái máy nó tự động làm. Vì thế Bạn nhờ vào CNTT Lập Trình để xây dựng ra các phần mềm ứng dụng ráp nối các công thức số liệu vào để đi tính toán ra kết quả thay vì chính Bạn phải ngồi làm thủ công. (giống như các ví dụ tính diện tích nhiều lô đất 1 lúc hay tính toán chỉ số BMI Sơn đã nói ngay từ đầu đấy, nếu tính tay sẽ mất thời gian hơn so với máy tính làm chúng ta chỉ đưa ra công thức là xong).

Ví dụ:
Bạn có biết tới ngành kế toán chứ? Bản chất là các con số (số tiền thu - chi) của doanh nghiệp theo quý/năm rồi sẽ đi tính ra tiền thuế phải trả của doanh nghiệp với nhà nước theo các công thức quyết toán quy định. Vậy để làm được điều đó thì cần gì? Cần số liệu doanh thu – chi phí của doanh nghiệp lưu lại trên các hóa đơn giao dịch sau đó tính tổng ra rồi ráp vào công thức thuế để tính ra được kết quả.

Ngày xưa khi CNTT chưa phát triển thì sẽ có người nhân viên kế toán cập nhật hàng lô sổ sách biên lai của công ty để tính tính toán toán cứ mỗi kỳ phải quyết toán thuế, nó có thể lên đến cả hàng tháng trời (vì dồn lại làm 1 lần theo quý hoặc năm) và rất dễ có sai sót (con người chắc chắn phải có sai sót rồi). Thậm chí đối với các công ty tầm trung trở lên nhân sự kế toán không phải chỉ có 1 người mà là nhiều người phân chia theo các phòng ban khác nhau.

Ngày nay CNTT phát triển mỗi công ty chỉ cần có một phần mềm kế toán trên máy tính để có thể quản lý cho tất cả các phòng ban trong công ty và một người nhân viên gõ máy (chứ không cần phải là nhân viên kế toán) mỗi ngày khi công ty có hóa đơn đầu ra đầu vào (doanh thu – chi phí) thì cập nhật ngay vào phần mềm. Bất cứ khi nào muốn chỉ cần nhấn nút phần mềm ngay lập tức dựa trên các số liệu đã nhập vào sẽ ra kết quả ngay lập tức của toàn công ty và tất cả các phòng ban. Lợi ích đem lại nhờ CNTT bao gồm:

* Tiết kiệm được thời gian (vì máy tính tính toán rất nhanh).

* Không cần nhiều nhân sự chỉ cần 1 phần mềm và 1 người ngồi gõ máy nhập số liệu hay nói cách khác đó là tiết kiệm được chi phí công ty phải trả.

* Kết quả đảm bảo luôn chính xác (vì máy tính thì không thể tính sai).

* Dữ liệu không sợ thất thoát do tất cả đều đã được lưu trữ trong máy tính (hoặc thậm chí trên mây) chứ không còn nằm trên hóa đơn giấy tờ thủ công.

Tương tự như vậy trong các bệnh viện khi chúng ta siêu âm, nội soi, chụp xquang hay đo điện tâm đồ. Ngày xưa khi xong xuôi hết ra được số liệu thì phải có phòng trả kết quả chẩn đoán tình trạng bệnh nhân dựa trên số liệu kết quả đó còn ngày nay số liệu được đưa vào hệ thống máy tính và dựa theo công thức tự động để đưa ra kết quả chẩn đoán với người bệnh – giúp tiết kiệm được thời gian, nhân sự và kết quả luôn chính xác, dữ liệu hồ sơ tình trạng bệnh nhân cũng được lưu trữ lại để sau này tái khám được thuận tiện.

Vậy thì tóm lại CNTT là gì?


Đó là thay vì chúng ta làm thủ công – chúng ta sẽ có những quy tắc công thức ràng buộc và người Lập Trình Viên là người giao tiếp với cái máy để nói cho nó hiểu được các công thức quy tắc đó. Và cái máy sẽ thay con người đi tính toán ra kết quả dựa theo quy tắc công thức con người nạp vào cho nó. Vì nó là máy móc nên nó có thể tính cùng lúc cho cả hàng trăm bệnh nhân, quyết toán cùng lúc cho cả chục công ty mà không biết mệt mỏi là gì. Nó có thể treo chạy suốt ngày suốt đêm chỉ cần có điện là nó chạy.

Đọc đến đây Bạn đã hiểu ra được ngành CNTT này có thể làm được gì? Và người lập trình viên làm công việc gì rồi chứ?

Tổng kết: 
CNTT giúp cho máy tính hiểu được những gì chúng ta (Lập Trình Viên) dạy cho nó và nó sẽ làm đúng theo những gì được chúng ta giao phó. Chúng ta có thể giao tiếp được với nó thông qua thứ được gọi là ngôn ngữ lập trình (là ngôn ngữ giao tiếp giữa con người với máy tính). Cũng giống như chúng ta giao tiếp với nhau thông qua ngôn ngữ tự nhiên giữa người với người vậy thôi. Và với ngôn ngữ tự nhiên chúng ta có nhiều ngôn ngữ khác nhau như tiếng Việt, tiếng Anh, tiếng Mỹ, tiếng Nhật … thì ngôn ngữ lập trình cũng vậy – nó cũng có nhiều ngôn ngữ lập trình khác nhau (C#, C, C++, Java …) phục vụ nhiều thể loại khác nhau (máy tính, điện thoại, website và ở các nền tảng hệ điều hành khác nhau như Windows, Linux, MacOS, Android, iOS …). Phần này Bạn chỉ biết đến đây thôi là được rồi còn lại đi sâu về nó sẽ là ở phần chia sẻ chuyên sâu về ngành CNTT của Sơn nhé.

Hỏi rùng rợn cho giống các bộ phim viễn tưởng nhé: Nếu cái máy nó còn hiểu nhiều hơn những gì mà người Lập Trình Viên dạy cho nó thì Bạn có tin không?





Xin thưa với Bạn rằng hoàn toàn có thể Bạn nhé. Tức là cái máy nó có thể thông minh hơn để hiểu hơn những gì được nạp vào nhờ vào cơ chế tự học hỏi trong suốt quá trình vận hành (nhưng yên tâm là tính đến thời điểm hiện tại mọi thứ vẫn nằm trong tầm kiểm soát của con người).

Ví dụ: 
Bạn vào 1 website bất kỳ của 1 công ty/tổ chức cung cấp sản phẩm dịch vụ. Bạn thường thấy bên góc dưới cùng sẽ có 1 hộp chat trực tuyến. Bạn sẽ chat với công ty để hỏi thăm về các sản phẩm dịch vụ và nhận được hỗ trợ trả lời giải đáp ngay các thắc mắc (giống như Bạn vào trang web: www.Sondeptrai.com của Sơn thì góc dưới cùng bên phải có 1 hộp PureChat để trao đổi trực tiếp).

Bản chất trước giờ đằng sau đó là một nhân viên tư vấn tiếp nhận các yêu cầu và trả lời trực tiếp đến khách hàng. Nếu một công ty quy mô lớn sẽ cần có một đội ngũ đông hỗ trợ viên trực trả lời. Để đáp ứng được điều đó và tối ưu hóa công việc kinh doanh thì ở nước ngoài họ đã phát triển ra những Robot tiếp nhận câu hỏi và trả lời với tỷ lệ chính xác lên đến hơn 90%. Robot ở đây gọi cho sang vậy thôi chớ nó là 1 phần mềm ứng dụng tiếp nhận yêu cầu của khách hàng – phân tích và đưa ra hướng xử lý chính xác nhất. Nhờ vào công nghệ AI được gọi là Trí Tuệ Nhân Tạo. Nó sẽ phân tích dựa trên câu hỏi của khách hàng để cố gắng hiểu và so sánh với các câu trả lời/tình huống đã soạn sẵn một cách chính xác nhất. Nếu câu hỏi không có sẵn để trả lời nó sẽ điều phối qua người trả lời và sau đó tự học hỏi lại từ chính câu hỏi và câu trả lời đó để tự hoàn thiện cho các lần sau.

Bạn tưởng tượng thử chỉ 1 phần mềm ứng dụng mà có thể tiếp nhận tư vấn cả trăm người 1 lúc thì tiết kiệm được biết bao nhiêu chi phí cho công ty mà hiệu quả mang lại lớn đến dường nào.

Ngoài ra ở nước ngoài cũng đã phát triển ra rất nhiều loại Robot tư vấn khác nhau đủ các lĩnh vực như giáo dục, kinh tế, tâm lý, sức khỏe, bán hàng … Thậm chí nó còn học hỏi từ chính những câu hỏi của khách hàng luôn bằng cách tự tra trên google và ra kết quả phản hồi lại.

Bạn có thấy thế giới CNTT thật là thú vị không?

Ví dụ: 

Bạn có thể lên google search “chat cùng Simsimi” – đây là một con Robot khá bựa có phiên bản trên máy tính, điện thoại Bạn có thể tải về cài đặt mỗi lúc buồn buồn không ai nói chuyện lấy ra tán dóc với nó cho vui =]]


 



Vậy là lại có thêm 1 Keyword “Trí Tuệ Nhân Tạo” mở ra hướng đi mới cho Bạn tìm hiểu thêm khá nhiều thứ thú vị về ngành CNTT rồi đấy. Trí tuệ nhân tạo Bạn có thể hiểu đơn giản nó là những thuật toán được con người cài đặt cho cỗ máy để nó có thể dự đoán phân tích các tình huống từ phức tạp đến cực kỳ phức tạp với tốc độ nhanh nhất. Trí Tuệ Nhân Tạo liên quan đến cách cư xử, sự học hỏi và khả năng thích ứng thông minh của máy móc.

* Tìm hiểu thêm Trí Tuệ Nhân Tạo trên Wikipedia: https://vi.wikipedia.org/wiki/Tr%C3%AD_tu%E1%BB%87_nh%C3%A2n_t%E1%BA%A1o

Trí Tuệ Nhân Tạo ứng dụng rất đa dạng mà khả năng Bạn đã từng được trải nghiệm một trong số đó rồi nhưng Bạn không biết đấy. Hãy thử xem nhé: Bạn có từng chơi qua các trò Game đánh cờ (cờ caro, cờ vua, cờ tướng, cờ vây …) trên điện thoại, máy tính rồi chứ? Chế độ đánh với máy. Bạn sẽ rất khó khăn hay có thể nói dường như là khó có thể chiến thắng được cái máy trừ phi Bạn phải gọi là rất giỏi trong trò chơi. Đơn giản là vì sao? Ngay khi Bạn vừa đánh xuống 1 nước cờ thì máy tính sẽ đưa ra hàng trăm các tình huống dự đoán trước đến cả hàng chục nước có khả năng đi tiếp theo của Bạn để từ đó máy tính đưa ra nước đi có xác suất chiến thắng Bạn cao nhất và quá trình đó liên tục cập nhật lại dữ liệu qua từng nước cờ trong suốt ván cờ. Thậm chí máy còn có thể nhận biết thói quen của Bạn qua rất nhiều ván để đưa ra bộ chiến thuật chơi áp dụng riêng đối với Bạn. Bạn có thấy kinh khủng chứ? Nó thực sự là một cao thủ chơi cờ đang chơi với Bạn đấy.

Có trò vui này cho Bạn thử nè quan trọng có dám làm không: Bất chợt đôi khi dạo quanh bờ hồ hay công viên Bạn sẽ thấy có những kỳ thủ treo bảng tìm người đối cờ hoặc đặt sẵn bàn cờ với thế trận đồ hiện tại và thách thức người nào có thể phá giải để chiến thắng.

Mẹo: 
Bạn hãy mở sẵn ra 1 Game đánh cờ tương tự vậy trên điện thoại chế độ đánh với máy, nhớ chọn Game mà cộng đồng review là khó thắng máy nhé. Đóng vai trò Bạn là người chơi. Mỗi nước cờ kỳ thủ đánh với Bạn ở ngoài đời thì Bạn cũng đánh tương tự trên Game để xem nước cờ mà máy phản công lại. Từ đó Bạn tham khảo nước cờ mà máy phản công lại trong Game để mà phản công lại với kỳ thủ trên bàn cờ ngoài đời. Đố kỳ thủ có thể thắng nổi máy đấy trừ khi Bạn gặp phải sư tổ thì thôi thua cũng đáng cũng được tiền trong Game =]] Sao có thấy kế hoạch tuyệt chứ khà khà =]]

Lời khuyên:
Nếu cầm điện thoại thì khá lộ liễu, Bạn có thể nhờ 1 người Bạn trợ giúp cầm điện thoại đằng sau và đọc nước cờ qua tai nghe thu nhỏ thì trông sẽ CHẤT hơn đấy hihi


Trí Tuệ Nhân Tạo mà Bạn có thể trải nghiệm thử trên các Game điện thoại/máy tính đó nó cũng chưa thực sự là tối ưu nhất đâu vì nó cũng có giới hạn dựa theo trình độ của người lập trình ra và khả năng tính toán tốc độ thực thi xử lý phần cứng thế cho nên Bạn cũng có cơ hội để chiến thắng được. Còn hiện tại trên thế giới chính thức ở bộ môn cờ vây (môn cờ khó nhất hiện nay với rất nhiều nước đi tình huống) là nhân loại đã đầu hàng Trí Tuệ Nhân Tạo rồi khi vô địch thế giới thua cỗ máy do các kỹ sư hàng đầu của Google lập trình ra một cách áp đảo 3 - 0. Vô địch thế giới đánh trong tuyệt vọng và thất bại cay đắng.


Tại sao lại có thể nói con người chính thức chịu thua? Đơn giản là bởi vì để lên được hàng vô địch thế giới thì không mấy ai có thể làm được và theo thời gian tuổi tác lão hóa sẽ khiến con người bị đào thải. Còn máy tính thì ngược lại: Theo thời gian phần cứng phát triển, thuật toán và công nghệ phát triển nó liên tục được nâng cấp những thuật toán tối ưu lẫn nâng cấp thiết bị phần cứng để tốc độ xử lý ngày càng nhanh. Quan trọng nhất nữa là: Máy móc có thể nhân bản được một cách dễ dàng còn con người thì không. Phải bao lâu con người mới có thể có một vô địch thế giới tương tự như ở hiện tại? Chắc hẳn sẽ phải rất lâu và đó là một quá trình dài rèn luyện cực khổ.

Rồi thôi tạm Stop lại chủ đề này ở đây vì thực sự ứng dụng từ Trí Tuệ Nhân Tạo có rất nhiều thứ hay ho hiện nay thế giới đã làm được trong rất nhiều lãnh vực đời sống. Hãy tìm hiểu thêm trên Google Bạn nhé (Gõ tìm kiếm xoay quanh từ khóa Trí Tuệ Nhân Tạo) để Bạn thấy rằng thế giới xung quanh vĩ đại như thế nào.

Đọc đến đây rồi Bạn có cảm thấy sự thú vị mà ngành CNTT này mang lại rồi chứ? Bạn có cảm hứng muốn bắt tay vào ngay không?

Ok dù muốn bắt tay vào ngành ngay đi chăng nữa cũng chưa được vì Sơn chưa chia sẻ hết tất cả những cơ hội và thách thức của ngành đến với Bạn đâu. Hãy tiếp tục đọc tiếp đi Bạn nhé để Bạn có cái nhìn toàn diện nhất về ngành từ đó Bạn mới biết cần phải làm gì và từ đâu. Lời khuyên tốt nhất đến với Bạn đó là: Trước khi muốn học bất kỳ cái gì Bạn phải thực sự hiểu nó có thể mang lại được cho Bạn điều gì và Bạn có muốn những điều đó không? Có xứng đáng để Bạn đánh đổi với thời gian – công sức nỗ lực không? Sau khi hiểu rõ tất cả và trả lời YES thì ok đó chính là điều Bạn cần hướng tới và đánh đổi.

Có vẻ chúng ta đã đi khá xa về những thứ hay ho mà ngành CNTT mang lại đến cả tầm thế giới rồi Bạn nhỉ? Thôi quay về Việt Nam Bạn nhé. Quay về những thứ cơ bản gần gũi nhất với đời sống hiện tại của chúng ta.


Từ đầu đến giờ Sơn đã cố gắng nói lên được cho Bạn thấy những điều thú vị về ngành CNTT: Đây là 1 ngành thực tế phối hợp tất cả các kiến thức tự nhiên (toán, lý, hóa) và các kiến thức trong cuộc sống (kinh doanh, giáo dục, y tế …) để ráp nối lại tạo thành sản phẩm có giá trị phục vụ cho cuộc sống con người.

Nếu đã thực sự hiểu mọi thứ Sơn chia sẻ từ đầu đến giờ Sơn đố Bạn câu này Bạn có thể trả lời được không nhé. Câu trả lời sẽ nằm ở đoạn dưới: “Tại sao ngành CNTT hiện nay phát triển mạnh mẽ đến như vậy? Và tại sao thế giới ngày nay được gọi là kỷ nguyên của công nghệ?”

Câu trả lời rất đơn giản: Bởi vì ngành CNTT đang tác động vào tất cả các ngành nghề hiện nay trong cuộc sống và hỗ trợ giúp cho các ngành đều phát triển.

Hãy thử điểm qua một số mảng trong đời sống hiện nay nhờ vào CNTT mà phát triển tốt hơn Bạn nhé:

Lĩnh vực Giáo Dục:

* Nhờ vào CNTT và sự phát triển của Internet toàn cầu mà giáo dục có thể vươn đến mọi nơi. Bạn có thể ngồi ở Việt Nam hay bất kỳ nơi đâu trên thế giới để có thể tham dự vào các buổi giảng dạy của các giáo sư bên Mỹ là điều rất bình thường. Mô hình học E-Learning hiện nay đang được phát triển mạnh mẽ trên thế giới chỉ cần thông qua máy tính Bạn có thể học trực tiếp với giáo viên qua mạng. Nếu Bạn nào thời cấp 3 đã từng trải nghiệm học luyện thi đại học qua các trang online ở Việt Nam như hocmai.vn hay moon.vn sẽ rất hiểu điều này.

* Cả hình thức học lập trình của Sơn (www.Sondeptrai.com) cũng áp dụng theo mô hình E-Learning này nhưng theo một hướng cách tân đó là học online qua những video bài giảng được quay sẵn và sắp xếp theo một trình tự hợp lý dành cho người học. Người học được cấp tài khoản trên hệ thống website môn học (www.vietnamson.com) và chỉ cần có máy tính kết nối Internet là có thể học được ở bất kỳ nơi nào mà không cần phải đi đến tận trung tâm như thời trước Sơn dạy – Tối ưu hóa được vấn đề địa lý và thời gian đi lại cho người học. Thêm cái nữa là người học có thể đi theo tiến độ lộ trình riêng của mình mà không bị phụ thuộc vào trung tâm – Nếu người học đang mất kiến thức mà cần học nhanh sớm lấy lại kiến thức mà phải đi theo lộ trình 1 khóa 3 tháng với 1 tuần 3 buổi, 1 buổi 3 tiếng như ở ngoài các trung tâm thì tốc độ thực sự là rất chậm. Muốn học nhanh cũng không được mà hôm nào xui có việc bận thì coi như mất bài. Còn giờ đây người học muốn học 1 ngày 15 tiếng hay 20 tiếng cũng đều học được vì mọi bài giảng video đều đã có hết tất cả trên hệ thống học và Sơn cung cấp ngay từ đầu đầy đủ. Hôm nào Bạn có việc bận không vào học được thì bài học vẫn nằm trên đó không mất đi đâu cả (Việc học thế này hãy tưởng tượng giống như Bạn đang xem một bộ phim dài tập vậy thôi và riêng Bạn xem chứ không xem cùng với ai cả nên xem xong sớm hay trễ do Bạn quyết định). Thời gian rảnh ra thay vì dạy đó Sơn biến thành việc chăm sóc các học viên trong khóa học (thông qua hệ thống chăm sóc học viên cũng là nhờ CNTT mà phát triển được giúp quản lý lộ trình học của các học viên để nhắc nhở tự động - kết nối nhanh chóng giữa giảng viên và học viên giải đáp các thắc mắc) và liên tục nâng cấp bổ sung bài giảng chất lượng vào khóa cho các học viên. Lợi cả 2 bên. Bạn có thấy tuyệt chứ ^_^




Lĩnh vực Thương Mại Điện Tử:

* Nhờ vào CNTT và sự phát triển của Internet toàn cầu mà các hoạt động thương mại buôn bán diễn ra giờ đây không còn theo lối truyền thống phải đến tận nơi mua hàng nữa mà khách hàng chỉ cần thông qua Website để xem sản phẩm tiến hành liên hệ đặt hàng và nhận hàng tại nhà. Ở phía đơn vị bán hàng nhiều khi cũng không cần phải thuê mặt bằng bán hàng tốn kém chỉ cần 1 website trưng bày sản phẩm/dịch vụ là được. Mặt bằng cũng chỉ giới hạn cùng lúc tầm vài chục khách hàng đến là hết chỗ đứng còn website cả triệu khách truy cập xem thông tin cũng chả là vấn đề gì. Thấy bá đạo chưa. Thậm chí giờ đây cũng chả cần thiết phải có website mới bán hàng được, bản chất chỉ cần một Fanpage trên Facebook là đã có thể show ra hết được các sản phẩm/dịch vụ và giới thiệu về doanh nghiệp. Ví dụ Fanpage trung tâm Sơn là: www.facebook.com/hoclaptrinhkhongkho trên này cũng có giới thiệu đầy đủ các khóa đào tạo lập trình cũng như những hoạt động của trung tâm và nếu so sánh nó cũng có thể y như trang website với gian hàng sản phẩm (www.facebook.com/hoclaptrinhkhongkho/shop).



* Bạn có biết chuỗi cửa hàng Thế Giới Di Động – Điện Máy Xanh đang phát triển rầm rộ hiện nay với hơn 1.500 siêu thị có mặt tại 63 tỉnh thành của Việt Nam đạt doanh thu 3 tỷ USD với 30.000 nhân viên nhưng tất cả chỉ dùng đúng duy nhất 1 hệ thống quản trị để có thể quản lý hết tất cả các cửa hàng bao gồm tình hình kinh doanh bán hàng, quản lý nhân viên và chăm sóc khách hàng giúp tạo ra được một lợi thế cạnh tranh khủng khiếp khi áp dụng công nghệ vào một cách triệt để. Mới đây nhất ngày 25/8/2017 vừa qua chủ tịch Thế Giới Di Động ông Nguyễn Đức Tài và cộng sự đã tổ chức buổi hội thảo chia sẻ về hệ thống quản trị này. Bạn có thể tìm hiểu thêm tại đây: http://oscartranads.com/marketing/case-study-ban-linh-anh-lon-gioi-di-dong-chia-se-het-tham-cung-bi-su.html




Lĩnh vực Bất Động Sản:

* Nhờ vào sự phát triển của thương mại điện tử như đã chia sẻ ở trên cũng tác động vào lĩnh vực bất động sản rất nhiều. Ngày xưa khi một người muốn đăng tin bán nhà phải đăng tin lên báo hay phát tờ rơi để có thể tiếp cận được đến với nhiều người. Rồi người mua phải lặn lội đến tận nơi để xem qua các đất đai nhà cửa – cả ngày có khi chỉ xem được 2. 3 cái rất mất công sức cho cả 2. Còn ngày nay chỉ cần thông qua các trang Website Bất Động Sản (Vd: www.batdongsan.com.vn) đăng tải đầy đủ thông tin nhà cửa và hình ảnh thực tế người mua chỉ cần truy cập xem qua hàng loạt thông tin - tiến hành chọn lựa và chủ động liên hệ với phía người bán. Hay hơn nữa để giúp người mua có thể nhanh chóng tìm kiếm được đúng ý mình thì trang web còn có chức năng lọc ra theo các danh mục hoặc kết hợp các tiêu chí như: Loại Nhà Đất, Tỉnh/Thành, Quận/Huyện, Diện Tích, Mức Giá. (Vd: Sơn muốn mua 1 căn nhà tại Bình Dương với mức giá trong khoảng 2 – 3 tỷ thì hệ thống sẽ lọc ra danh sách các căn nhà đáp ứng đúng tiêu chí của Sơn bằng việc kết hợp các yếu tố: Loại Nhà Đất + Tỉnh/Thành + Mức Giá. Nếu Sơn muốn diện tích phải trên 100m2 thì tiếp tục kết hợp thêm yếu tố đó vào quá trình tìm kiếm để lọc tiếp). Bạn có thấy mọi thứ thật tiện lợi và đơn giản chứ?



* Cái này có thể Bạn không biết đó là chuẩn bị sắp tới đây ngành Bất Động Sản sẽ lại tiếp tục phát triển lên một nấc thang mới khi kết hợp với các công nghệ: Big Data + Trí Tuệ Nhân Tạo + Thực Tế Ảo (là các mảng hiện nay của ngành CNTT – trong những phần chia sẻ sau Sơn sẽ chia sẻ) để khách hàng sau khi xem xong thông tin trên web hay thấy hình ảnh qua mạng mà kết quá thay vì phải đến tận nơi để được nhìn rõ tận mắt mới yên tâm hơn thì giờ đây chỉ cần đeo ống kính vào đứng tại chỗ là có thể nhìn thấy thực tế tổng quan toàn bộ kiến trúc ngôi nhà bằng mắt mình. Và các hoạt động kinh doanh trở nên tốt hơn tránh các tình trạng Spam điện thoại/tin nhắn hay quảng cáo Online tràn lan như hiện nay. Bạn có thể xem qua bài viết sau để hiểu rõ hơn: http://genk.vn/ceo-rong-bay-chung-toi-se-thay-doi-thi-truong-bat-dong-san-bang-big-data-tri-thong-minh-nhan-tao-va-thuc-te-ao-2016092315571584.chn

Và tất cả những lĩnh vực nào ngày nay có sử dụng đến máy tính trong các hoạt động của mình bất kể là gì (kinh doanh buôn bán hay quản lý hay hoạt động chủ chốt) thì ở đó là có sự tác động của CNTT. Bạn có thấy nó thật rộng lớn chứ? Chính xác hầu như là tất cả các lĩnh vực rồi trừ những người quá bảo thủ không chịu hòa nhập để phát triển (thường là những người lớn tuổi không quen tiếp xúc với công nghệ).

Sơn đã kể ra rất nhiều thứ hay ho mà CNTT hiện nay mang đến cho cuộc sống con người. Không biết Bạn có cảm nhận hết được tất cả những thứ Sơn đã chia sẻ không và có cảm hứng với nó chứ? Có điều này Sơn nghĩ rất quan trọng cần phải nói cho Bạn biết: Khi Bạn bước chân vào học ngành CNTT này hay bất kỳ ngành nào khác một cách để Bạn cảm thấy hứng thú đam mê với ngành hơn đó là khi Bạn nhận ra những thứ Bạn học hiện thực ra được giá trị (ít nhất là với Bạn) hoặc với người khác có thể là người thân của Bạn mà Bạn cảm nhận được giá trị đem đến cho họ.

Sơn kể qua một chút nhé, đây là một trong những điều mang lại cho Sơn động lực trong suốt hành trình học tập: 
Từ ngày Sơn mới được học lập trình CNTT tầm 1 tháng thôi lúc đó Sơn rất mong muốn chỉ mới có chút kiến thức căn bản Sơn có thể làm được gì có giá trị đây? Sơn nhìn thấy Mẹ mỗi lần tính toán muốn mua nhiêu đây thẻ cào cần phải bao nhiêu tiền rồi cộng các loại thẻ nhân với số lượng tính đi tính lại rất mất công trên giấy viết để có thể mang đủ số tiền theo (tránh bị thiếu hoặc dư nhiều vì tủ tiền không có nhiều vốn liếng). Tuy chỉ mới học đến “if else & vòng lặp” là 2 thứ rất cơ bản đầu tiên (Sơn nói đụng đến chuyên ngành 1 tí nếu Bạn không hiểu cũng chẳng sao Bạn nhé Bạn cứ hiểu kiến thức lúc ấy Sơn có giống như 1 + 1 = 2 ấy) nhưng Sơn nghĩ rằng mình sẽ có thể giúp Mẹ được. Thế là Sơn chạy ra đại lý xin bảng giá thẻ cào và chiết khấu (nếu mua nhiều). Nạp hết thông tin bảng giá vào chương trình và bắt đầu code ngày đêm ra được chương trình “Tính Tiền Mua Thẻ Cào”. Chương trình cũng đơn giản thôi đó là hiện ra Menu danh sách các loại thẻ cào với các mệnh giá. Nhập số 1, 2, 3 để chọn loại thẻ cần mua, sau đó nhập số lượng và tiếp tục quá trình đến khi nào kết thúc thì sẽ in ra tổng tiền cần phải trả. Nhờ thế mà từ đó về sau mỗi lần muốn mua Mẹ chỉ đọc ra số lượng để Sơn nhập vào và Sơn báo ra số tiền Mẹ cần mang theo. Cũng vì thế mà phát hiện ra đại lý luôn ăn gian 200 đồng với nhà Sơn đấy khà khà =]]

Bạn có đồng ý với quan điểm của Sơn đó là khi Bạn có kiến thức và sự hiểu biết Bạn sẽ có được sự tự tin trong cuộc sống chứ? Giống như khi Bạn đi học Bạn học giỏi trong lớp thì cảm giác khi Bạn bước chân vào lớp học hoặc trường học Bạn sẽ có cảm giác tự tin đi lại hiên ngang. Cuộc sống cũng như vậy đấy. Đó là 1 giá trị vô hình mang lại.

Khi Sơn có kiến thức về CNTT đến ngày nay Sơn đã làm được rất nhiều thứ để mang đến nhiều giá trị cho người yêu, cho gia đình, cho những người thân, cho bạn bè, cho gia đình của bạn bè và cho chính bản thân Sơn:

* Bạn gái Sơn kinh doanh thời trang, Sơn tạo cho bạn gái Sơn trang web và phần mềm quản lý công việc kinh doanh. Sơn còn hướng đến mục tiêu sẽ đóng gói lại để sau này cung cấp riêng cho những khách hàng trong phân khúc thời trang.

* Gia đình Sơn bán tạp hóa, Sơn tạo phần mềm giúp quản lý công việc buôn bán cho gia đình hiệu quả

* Chị của bạn thân Sơn mở lớp dạy thêm ở nhà (tuy gọi là lớp nhưng số học sinh rất đông và nhiều ca khác nhau), thấy rằng công việc phải điểm danh mỗi buổi học rồi cứ phải dò sổ xem em nào chưa đóng tiền để nhắc nhở, Sơn tạo hệ thống quản lý bao gồm điểm danh và quản lý tình trạng đóng học phí.

* Hệ thống học lập trình online của Sơn cũng do chính Sơn thiết kế và làm nên ý tưởng sáng tạo ra cái nào là bụp ngay cái đó không phải chờ đợi bao gồm hệ thống học, hệ thống quản lý học viên, hệ thống chăm sóc học viên, hệ thống đòi nợ tự động … Hay như chính bản thân Sơn bất chợt Sơn cảm thấy thu nhập chi tiêu của mình cần phải được thống kê lại, Sơn tạo riêng 1 app thống kê thu chi và nhắc nhở các lịch công việc quan trọng.

* Hạnh phúc nhất đến tận lúc này đối với Sơn đó là có thể truyền tải được kiến thức – đam mê – giá trị đến với rất nhiều người thông qua các khóa học, thông qua các video chia sẻ định hướng, các video bài học …

Nói chung là có rất rất nhiều thứ chúng ta có thể làm được khi có kiến thức CNTT Lập Trình. Chúng ta như những phù thủy trong thế giới thực muốn làm ra cái gì thì sẽ làm được vậy đó. Bạn có thấy tuyệt chứ?

Hãy nhắm mắt lại và tưởng tượng đi nào … Nếu Bạn có kiến thức CNTT trong tay Bạn có thể làm được những gì trước mắt giúp ích cho bản thân Bạn và người thân của Bạn nè? Hãy suy nghĩ và viết vào giấy rồi đặt mục tiêu để từ đó làm động lực Bạn nhé!

Một điều Sơn rất thích ở ngành CNTT này Bạn có biết là gì không? Đó chính là SỰ CÔNG BẰNG – đây là điều mà rất khó để có được trong xã hội hiện nay. Với các ngành khác (như tài chính, kế toán, ngân hàng và nhiều nữa …) việc Bạn giỏi cũng chưa chắc quyết định được sự thành công của Bạn nếu Bạn không có quan hệ, không có tiền mua ghế, không có COCC (Nếu Bạn biết COCC là gì thì xin chúc mừng Bạn đã lớn rồi đấy – nếu không biết thì tra google nhé). Còn với ngành CNTT này thì ai có tài thì lên. Đúng là vậy đấy Bạn à. Nó không phụ thuộc gia đình Bạn có chức quyền hay phải mua ghế cho Bạn vào công ty làm gì cả. Ngược lại công ty còn phải trải thảm cung kính mời Bạn vào làm nếu Bạn là 1 nhân tài hoặc ít nhất là làm được việc. Nếu không thích môi trường công ty – Bạn có thể làm tự do (Sơn sẽ chia sẻ trong phần cơ hội kiếm tiền của ngành).

* Hãy nhìn Nguyễn Hà Đông tác giả của tựa Game nổi tiếng Flappy Bird đạt doanh thu mỗi ngày 1 tỷ VNĐ – 1 người Việt Nam bình thường nhưng chỉ sau 1 đêm cả thế giới đã biết đến. Bằng cấp – quan hệ - chức tước có thể giúp Anh ấy nổi tiếng toàn thế giới như vậy được không? Chắc chắn là không bao giờ rồi. (Tất nhiên Bạn cũng đừng ảo tưởng sẽ dễ thành công như thế nhé cái gì cũng phải có sự trả giá vì sự thực là Anh Hà Đông cũng mất nhiều năm mới được thành công sau khi đã ra đời rất nhiều Game thất bại). Bạn có thể tìm hiểu thêm nhiều thông tin về Anh ấy tại đây: http://soha.vn/nguyen-ha-dong.html

* Bạn có từng chơi Game Slither.io nổi tiếng toàn cầu với doanh thu mỗi ngày 2 tỷ VNĐ chứ? Sự thật rằng cha đẻ của Game chỉ tự học lập trình và 3 tháng trước đó còn phải vật lộn để trả tiền thuê nhà đấy Bạn có tin được không? – Hãy đọc qua để biết thêm nhé: https://techtalk.vn/tu-hoc-lap-trinh-cha-de-game-slither-io-dut-tui-hon-2-ty-dong-moi-ngay.html

Đó là SỰ CÔNG BẰNG mà Sơn nói đến đấy. Thực sự ai có tài thì lên chẳng cần phải mưu mẹo hay quan hệ hay bằng cấp chức tước đỡ đầu gì cả. Cũng qua đó Bạn cũng nên cảm thấy may mắn vì ngày xưa Bạn không đi theo các ngành khác như kế toán, ngân hàng … vì khả năng phát triển của nó có giới hạn (trừ khi Bạn rất xuất sắc) chứ không vô hạn như CNTT (Sơn gọi CNTT khả năng phát triển là vô hạn vì sao thì từ đầu đến giờ qua những gì chia sẻ chắc Bạn cũng tự cảm thấy được rồi ha).

Và cũng xin thưa với các Bạn là các ngành kế toán, ngân hàng hiện nay nó không còn hot như xưa đâu. Chuẩn bị rất nhiều nhân viên sắp tới đây sẽ mất việc làm vì Robot sẽ thay thế cho con người và điều này nằm ở số đông các ngành nghề luôn đấy và chúng ta phải chấp nhận vì đây là quy luật tất yếu của cuộc sống (Robot không phải là con Robot trong phim mà cơ bản nó là các phần mềm ứng dụng CNTT thay con người tính toán xử lý nhé – điều này Sơn đã có nói rõ trước đó). Cùng kiểm chứng qua một số thông tin nhé để thấy thật là may mắn khi Bạn – Sơn đều đã chọn cho mình một hướng đi tốt cho tương lai:





Rồi càng nghe càng thấy hứng thú đúng không Bạn? Giờ tiếp tục đến phần này Sơn tin sau khi nghe xong Bạn sẽ đấm vào ngực và quả quyết Tôi sẽ sống chết với ngành này luôn quá ^^



 2/ CƠ HỘI KIẾM TIỀN CỦA NGÀNH CNTT

Điều thú vị của ngành CNTT đó là không có mức lương giới hạn - tất cả phụ thuộc vào kiến thức của Bạn, và kiến thức nó ko phải ào 1 lúc đến mà nó sẽ từ từ qua thời gian vì mỗi ngày nếu Bạn biết cách làm cho kiến thức của mình gia tăng có nghĩa là cơ hội của Bạn càng có nhiều hơn. Tặng Bạn câu này: KIẾN THỨC ĐẾN ĐÂU THÌ TIỀN ĐẾN ĐẤY!

Vì Sơn không đơn thuần là 1 Lập Trình Viên – Sơn còn làm kinh doanh nên đôi khi có những câu nói từ Sơn chắc chắn Bạn chưa từng nghe Lập Trình Viên nào nói như vậy cả đâu. Hãy để Sơn giải thích cho câu: “Kiến Thức đến đâu thì Tiền đến đấy” nhé:

Ngoài trừ việc Bạn chính thức vào 1 công ty CNTT làm thì ngoài giờ làm Bạn có thể làm Free Lancer để kiếm thêm hoặc có nhiều người không làm chính thức tại 1 công ty nào cả vì đơn giản họ không thích cuộc sống bó buộc, họ chỉ quen làm Free Lancer để có cuộc sống tự do. Thậm chí nếu Bạn giỏi và đảm bảo công việc dự án Bạn cũng có thể làm việc công ty từ xa chứ không cần trực tiếp lên công ty miễn đảm bảo được tiến độ dự án đúng thời hạn. (Thời Sơn đi chăm bệnh cho Cha có ông ngồi trên giường bệnh gõ lap code dự án cho công ty bên Mỹ).

Công việc Free Lancer rất đa dạng, nó có thể là việc Bạn post lên Facebook: Tôi biết làm Web, Phần Mềm. Anh/Chị/Em/Bạn bè ai có nhu cầu có thể liên hệ Tôi để làm và Bạn sẽ nhận yêu cầu rồi làm cho họ với giá cả thỏa thuận 2 bên. Cách làm này rất hiệu quả khi danh tiếng trong cộng đồng của Bạn tốt (Bạn phải biết cách để nâng cao danh tiếng của Bạn lên ví dụ như Bạn tạo 1 trang web chia sẻ những kiến thức công nghệ, những phần mềm Bạn làm miễn phí và có thông tin liên hệ cho những ai có nhu cầu làm phần mềm riêng) hoặc dễ nhất đó là Bạn tham gia vào nhiều cộng đồng CNTT rồi post thông tin nhận làm lên đó hoặc liên tục tìm kiếm các yêu cầu làm. Rất nhiều cách để có thể kiếm ra tiền lúc này vấn đề còn lại chỉ là kiến thức của Bạn đến đâu thôi.

Hoặc Bạn lên các trang Free Lancer nước ngoài Bạn xem các thông tin yêu cầu - đó là nơi tập trung các yêu cầu của tất cả mọi người khắp nơi trên thế giới cần những giải pháp CNTT, Bạn sẽ xem khả năng Bạn làm được cái nào để có thể chủ động liên hệ đặt giá và thời gian hoàn thành rồi nhận làm và bàn giao sản phẩm, xong!

* Bạn tham khảo 50 trang web Free Lancer trong ngành CNTT tại đây nhé: https://vinacode.net/2014/08/15/cong-viec-freelancer-cho-lap-trinh-vien/

Cao hơn nữa là Bạn biến dịch vụ thành sản phẩm – thay vì Bạn cứ tiếp nhận từng yêu cầu khác nhau của từng khách hàng và làm nó thì Bạn tập trung vào xây dựng ra 1 sản phẩm hoàn chỉnh cho 1 lĩnh vực cụ thể và lúc này Bạn chỉ tập trung vào bán sản phẩm đó. Sinh viên CNTT Sơn thấy nhiều bạn biết áp dụng điều này có bạn kiếm cả 10 triệu - 20 triệu/tháng là chuyện rất bình thường.

Ví dụ thay vì Bạn nhận yêu cầu từ người A làm cái web bán Mỹ Phẩm, người B làm cái web Bất Động Sản ... thì Bạn tập trung làm 1 cái web Mỹ Phẩm hoàn chỉnh đầy đủ mọi tính năng cần thiết dành riêng cho lĩnh vực Mỹ Phẩm đó, sau đó Bạn tập trung tìm các khách hàng đang có nhu cầu cần web Mỹ Phẩm như Bạn đã làm ra rồi cứ thế Bạn bán nó với những tính năng Bạn đã làm đủ để cho họ dùng, giả sử 1 web trung bình 3 triệu, 1 tháng Bạn kiếm được 3 khách hàng là Bạn đã có 9 triệu. Nếu cố gắng cần mẫn theo thời gian Bạn sẽ làm ra được các sản phẩm ở nhiều lĩnh vực khác nhau và công việc sau này của Bạn chỉ là tập trung kiếm khách hàng sử dụng và nâng cấp sản phẩm theo thời gian để phù hợp với thị trường.

Ở trên là Sơn đang nói ví dụ về mảng Lập Trình Website Bạn nhé, thực tế sản phẩm có thể đa dạng không chỉ riêng Website mà có thể là các Phần Mềm Ứng Dụng trên máy tính, điện thoại …

* Ví dụ Sơn có ông anh bỏ công sức quyết tâm làm ra 1 phần mềm quảng cáo trên Zalo dành cho những người đang làm kinh doanh muốn tiếp thị sản phẩm của mình trên kênh Zalo. Cũng ròng rã nửa năm làm và giờ chỉ việc ngồi bán Key (tài khoản) và tiếp nhận các phản hồi của khách hàng để liên tục nâng cấp bổ sung thêm các tính năng mới. Chuẩn bị ổng sắp làm ra thêm phần mềm quảng cáo Facebook luôn rồi. Bạn có thể tham khảo: http://giaiphapzalo.com/

* Thậm chí cao hơn đẳng cấp tập trung làm cái web chuyên môn 1 lĩnh vực, Sơn có quen ông Anh khá nổi tiếng trong cộng đồng Social Marketing. Nhận thấy nhiều người làm kinh doanh bán hàng đang thiếu Website cho sản phẩm/dịch vụ của mình ở bất kỳ lĩnh vực nào. Thế là ổng xây dựng ra 1 hệ thống gọi là Ladipage có đầy đủ tất cả các mảng sản phẩm/dịch vụ như y tế, bất động sản, giáo dục, hội thảo, sản phẩm … và không cần biết lập trình web người dùng chỉ cần vào chọn mảng sản phẩm dịch vụ của mình để hiện ra danh sách các Theme mẫu (giao diện) ứng với mảng sản phẩm dịch vụ đó, sau đó chọn ra 1 giao diện kết nhất - kéo thả hình ảnh viết nội dung rồi nhấn nút là tự động có ngay 1 trang web rất đẹp giao diện tối ưu hóa trên điện thoại/máy tính đầy đủ nội dung. Kiếm tiền hơi bị phê. Bạn đã thấy sự bá đạo chưa? Tham khảo: https://ladipage.vn/

Ngoài ra Free Lancer rất đa dạng hình thức, như các hình thức Sơn kể ra ở trên Bạn sẽ thấy có nghĩa là chúng ta sẽ làm ra các sản phẩm (Web, Phần Mềm) cung cấp cho khách hàng và khách hàng phải trả phí cho chúng ta (thuê chúng ta làm hoặc mua lại sản phẩm của chúng ta đã làm ra). Vậy Bạn nghĩ sao nếu Bạn làm ra sản phẩm cho người dùng xài miễn phí luôn mà Bạn vẫn thu được tiền? thậm chí có khi còn nhiều tiền nữa là khác? Bạn có thấy ngành CNTT bá đạo chưa haha? Bạn sẽ thấy hơi bị nghịch lý đúng không nhỉ? Làm thế nào mà đã gọi là người dùng xài miễn phí (tức là không phải trả tiền gì cả) mà chúng ta vẫn thu được tiền? Vậy tiền thu được là từ đâu? Và ai trả nó cho chúng ta?

Lý giải cho câu hỏi này Bạn hãy tự nhìn lại nhé: Bạn có từng chơi các Game trên điện thoại, sử dụng các phần mềm trên điện thoại tải từ các chợ ứng dụng (CH Play/Apple Store) về MIỄN PHÍ chứ? Bạn có biết rằng đó là các Game/Ứng Dụng do những người Lập Trình Viên làm ra chứ không phải do Google hay Apple làm ra không? Có bao giờ Bạn suy nghĩ rằng ở đâu họ rảnh quá làm ra cho Bạn sử dụng miễn phí không? Vấn đề chính là đây!

Xin thưa với các Bạn tiền đó chính là tiền mà nhà quảng cáo trả cho những người Lập Trình Viên chúng ta. Cụ thể như sau: Khi chúng ta làm ra những Phần Mềm Ứng Dụng hay phổ biến nhất là Game trên nền tảng di động. Chúng ta sẽ up chúng lên chợ ứng dụng (Android là CH Play, iOS là Apple Store) và đặt ở chế độ miễn phí. Người dùng họ không cần phải trả phí gì cả tuy nhiên trong quá trình chơi hoặc khi kết thúc Game sẽ hay bị hiện lên quảng cáo. Và chỉ cần người chơi nhìn thấy quảng cáo trong khoảng thời gian quy định mà không bị tắt đi (Vd: 3 giây) thì nhà quảng cáo đó sẽ trả 1 khoản tiền được gọi là tiền View (nhìn thấy quảng cáo), nếu người chơi bấm vào vào quảng cáo mà không tắt đi thì nhà quảng cáo đó sẽ trả 1 khoản tiền được gọi là tiền Click (Click quảng cáo). Tiền Click luôn cao hơn tiền View vì như thế có nghĩa là khách hàng họ quan tâm đến quảng cáo và nhà quảng cáo có cơ hội bán được hàng, còn không thì ít nhất khách hàng cũng biết đến quảng cáo. Tiền nhà quảng cáo trả sẽ trả cho Google và Apple. Từ đó Google và Apple sẽ lấy một mức chiết khấu (Vd: 30%) còn 70% còn lại gửi đến cho Lập Trình Viên chúng ta (coi như là phí chúng ta trả để thuê chỗ trên chợ ứng dụng của họ). Và đó chính là lý do động lực cho các nhà Lập Trình Viên hăng say làm ra đủ mọi thể loại từ Game đến Ứng Dụng và up miễn phí cho mọi người sử dụng đấy. Họ vẫn thu được khoản tiền từ quảng cáo Bạn nhé. Còn với những khách hàng không muốn bị hiện quảng cáo lên để tránh mất thời gian họ có thể trả một khoản phí nhỏ để mua lấy sự yên ổn =]]

Đi sâu một tí về hình thức kiếm tiền từ quảng cáo này nhé:

Tiền Click luôn cao hơn tiền View nhưng nó còn bị phụ thuộc theo IP của người dùng Bạn nhé. Tức là nếu 1 người dùng ở Việt Nam chơi Game của Bạn mà Click vào quảng cáo thì tiền Bạn nhận được sẽ không cao bằng 1 người dùng ở Mỹ chơi Game của Bạn và click vào. Ngoài ra để độ phủ sóng của Game/Ứng Dụng cao nhất thì lời khuyên tốt nhất đó là Game/Ứng Dụng của Bạn nên hướng đến thị trường quốc tế (tức là sử dụng tiếng Anh hoặc hỗ trợ đa ngôn ngữ).

* Đến đây chắc Bạn cũng có thể hiểu được lý do tại sao Game Flappy Bird của Nguyễn Hà Đông có thể thu được 1 tỷ VNĐ/ngày và Game Slither.io có thể thu được 2 tỷ VNĐ/ngày rồi đúng không? Vì nó có số lượng người chơi quá khủng khiếp và tần suất quảng cáo lặp lại quá nhiều trên 1 người chơi (cứ thua là lại hiện quảng cáo). Bạn hãy đọc lại kỹ bài phân tích Game Slither.io Sơn đã từng chia sẻ để thấy rõ các số liệu người chơi và tần suất hiện quảng cáo: https://techtalk.vn/tu-hoc-lap-trinh-cha-de-game-slither-io-dut-tui-hon-2-ty-dong-moi-ngay.html



Ngoài ra hình thức kiếm tiền từ quảng cáo này không phải chỉ áp dụng với mỗi thị trường Mobile dành cho dân Lập Trình Viên bằng việc phải biết lập trình ra các ứng dụng/game rồi up lên Google Apple Store. Nó còn có thể kiếm tiền từ các Blog chia sẻ hoặc từ các video Youtube chia sẻ (còn gọi là kiếm tiền từ Youtube). Bạn hãy tiếp tục hoài nghi về cuộc sống đi nào? Thử suy nghĩ các trang web chia sẻ tin tức công nghệ (như TeahTalk.vn chuyên chia sẻ các tin tức công nghệ lập trình Sơn chia sẻ ở trên là 1 ví dụ) nó cũng rảnh quá ngồi tổng hợp bài miễn phí, dịch bài miễn phí cho Bạn đọc sao? Thực chất khi Bạn lướt Web đọc tin tức sẽ thường thấy những Banner quảng cáo hiện ra ngay trên web => Cơ chế của nó cũng là kiếm tiền từ View & Click đấy. Hay Bạn xem các video trên Youtube như Dạy Học Lập Trình hay Phim Hài, Phim Tình Cảm tự đóng, đâu ai rảnh làm không công cho Bạn xem? Họ cũng có mục đích là kiếm tiền từ quảng cáo. Thế nên Bạn mới hay nghe các câu nói đại loại như: “Thấy quảng cáo hiện ra nhớ Click vào cho tui nghe”. Vì thế nên nếu Bạn đang coi phim trên Youtube thì cũng đừng bực mình hay khó chịu khi gặp quảng cáo hiện ra nhé vì nếu không có nó Bạn cũng không có cái để mà xem đâu.


Nhìn chung thị trường kiếm tiền từ quảng cáo này Sơn đã chia sẻ hết với Bạn rồi đấy và khá là đầy đủ. Sơn tin chắc nó cũng gợi ra nhiều ý tưởng hướng đi cho Bạn. Bạn thấy đấy nếu Bạn có kiến thức CNTT Bạn có thể làm ra được rất nhiều thứ, Bạn có thể làm ra các Game/Ứng Dụng up lên chợ ứng dụng, Bạn có thể viết Blog chia sẻ kiến thức, Bạn có thể làm video hướng dẫn trên Youtube … Nó mang đến một nguồn giá trị rất lớn cho cộng đồng và cũng giúp Bạn có thêm thu nhập tốt. Rất nhiều thứ để Bạn có thể làm quan trọng là Bạn phải có kiến thức mới làm được nhé.

Tất cả những điều Sơn chia sẻ ở trên là những sự thật về khả năng kiếm tiền trong ngành CNTT này, đáng tiếc là nhiều Bạn vào 1 công ty làm rồi an phận hết giờ làm rồi về nhà ăn nghỉ đến hết ngày hết tháng rồi cứ than trời tại sao lương thấp, ngành nghề bạc … Không cần phải nói đến việc làm thêm Free Lancer các thứ như ở trên nhưng nếu Bạn thực sự đam mê với ngành nghề thời gian rảnh Bạn tiếp tục nâng cấp hoàn thiện kỹ năng chuyên môn ít nhất Bạn cũng sẽ được lên chức trong công ty đảm nhận những vị trí chuyên môn cao hơn và tất nhiên lương cũng sẽ tốt hơn. Ví dụ mới vô Bạn thường sẽ là Fresher (thực tập) sau đó tiến lên Junior (cơ bản) rồi tiếp tục leo lên Senior (chuyên viên cao cấp) rồi tiếp tục nâng lên đi theo các hướng khác nhau tùy theo định hướng của Bạn và năng lực như quản lý đội nhóm, quản lý sản phẩm …

* Bạn có thể tìm hiểu qua nhiều cấp độ chuyên môn của Lập Trình Viên trong công ty và cơ hội mang đến cho Bạn cũng như những yêu cầu đòi hỏi tại bài chia sẻ này của Anh Hoàng: https://toidicodedao.com/2015/06/18/con-duong-phat-trien-su-nghiep-career-path-cho-developer/

Còn những cơ hội khi làm Free Lancer thì để đạt được sự thành công nó phụ thuộc hoàn toàn vào khả năng và kiến thức của Bạn. Lúc này nó không chỉ đơn thuần là kiến thức khả năng chuyên môn CNTT thôi nữa mà còn nhiều kiến thức khả năng khác của Bạn trong cuộc sống như tầm nhìn của Bạn, đàm phán, giao tiếp khách hàng, biết cách phân tích thị trường, biết cách tạo tiếng vang trong cộng đồng … Tùy theo cái đích Bạn nhắm tới mà Bạn sẽ liệt ra những thứ cần chuẩn bị.

Có rất nhiều thứ Bạn cần phải học hỏi và kiên trì – xác định rõ được rằng nó không phải việc 1 sớm 1 chiều mà là liên tục học hỏi nỗ lực nâng cấp bản thân mình từng ngày bằng việc chịu khó đọc nhiều tin tức công nghệ để hiểu về thị trường, đọc nhiều những chia sẻ kinh nghiệm của những đàn Anh đi trước mà học hỏi (Ví dụ như Bạn đang đọc bài này của Sơn đến đây Sơn đảm bảo Bạn đã được khai sáng ra rất nhiều điều rồi đúng không?), suy nghĩ liên tục về mục đích sống (Sơn luôn nhắc đi nhắc lại điều này) và liên tục nhìn nhận lại bản thân mình tự thấy còn thiếu sót ở những chỗ nào để lên phương án cải thiện (Ví dụ: Bạn cảm thấy hướng đi tương lai của Bạn cần phải giao tiếp với khách hàng nhiều nhưng Bạn chưa được tốt => Hãy tìm kiếm các cuốn sách, tham gia các khóa đào tạo về việc giao tiếp để cải thiện lại). Một trong những nguồn tin tức về công nghệ, chuyên môn lập trình, kinh doanh và xu thế hiện nay của thị trường mà Sơn thường đọc mỗi ngày chia sẻ đến Bạn, Bạn có thể tải app Mobile về điện thoại để việc xem tin tức được tiện dụng hơn:

* https://tinhte.vn/ chuyên chia sẻ các tin tức công nghệ

* https://techtalk.vn/ chuyên chia sẻ về kiến thức chuyên môn CNTT – Lập Trình – các sự kiện hội thảo công nghệ và phỏng vấn những chuyên gia CNTT

* http://cafebiz.vn/ chuyên chia sẻ về kinh doanh – công nghệ - kinh tế - cuộc sống

* http://cafef.vn/ chuyên chia sẻ về kinh tế

* http://genk.vn/ chuyên chia sẻ về công nghệ

Để kết thúc phần về CƠ HỘI KIẾM TIỀN CỦA NGÀNH CNTT Sơn chia sẻ một góc độ nhìn nhận khác của cá nhân Sơn về 2 từ CƠ HỘI: Những thứ Sơn chia sẻ với Bạn ở trên đúng là nó là những cơ hội kiếm tiền nếu như Bạn hiểu được và quyết tâm làm chắc chắn Bạn sẽ kiếm được tiền. Tuy nhiên CƠ HỘI nó không phải chỉ là ở những thứ đó mà còn cao hơn thế nữa khi Bạn quyết tâm theo đuổi ngành CNTT này. Sơn đã có một quãng đường hơn 5 năm trong ngành CNTT nói riêng và trải nghiệm nhiều ngành khác nữa – được tiếp xúc và gặp gỡ với rất nhiều những người thành công già trẻ lớn bé ở đủ các lĩnh vực khác nhau. Xâu chuỗi lại tất cả Sơn nhìn thấy có 1 điều tương đồng ở hầu hết những người thành công Sơn tiếp xúc đều có xuất thân khởi điểm từ ngành CNTT Lập Trình hoặc họ có kiến thức CNTT Lập Trình. Điều này cũng lý giải nếu Bạn có tìm hiểu sẽ thấy các tổ chức StartUp thành công đình đám hiện nay đến 90% đều có liên quan đến CNTT – chỉ có 1 số ít là các lĩnh vực khác hoặc người cầm đầu thường xuất thân từ CNTT. Xét về mặt giá trị vô hình thì nhờ vào CNTT Lập Trình nó giúp cho chúng ta có được TƯ DUY LẬP TRÌNH chính là tư duy tạo lập ra trình tự để giải quyết cho mọi vấn đề tính huống gặp phải và điều này không chỉ có giá trị đối với chuyên môn CNTT mà nó có thể ứng dụng vào tất cả mọi tình huống vấn đề trong cuộc sống từ kinh doanh đến đàm phán và rất rất nhiều thứ.

Nhìn đâu xa hãy nhìn vào danh sách những người giàu nhất thế giới hiện nay số đông hầu hết là dân công nghệ và đa phần xuất thân từ Lập Trình Viên (Bill Gates, Mark Zuckerberg xuất thân là Lập Trình Viên và họ làm rất tốt ở mặt kinh doanh phát triển đế chế Microsoft, Facebook). Chính vì thế ở các nước trên thế giới hiện nay Học Lập Trình rất được chú trọng và trẻ em ngay từ cấp 1 đã được học lập trình. Việt Nam mình cũng có đề suất sang năm 2018 sẽ chính thức thành lập bộ môn Khoa Học Máy Tính tại các trường học cấp 1, 2, 3 để phổ biến rộng rãi kiến thức CNTT Lập Trình đến với mọi người.


* Nhật Bản bắt buộc học sinh học lập trình từ cấp 2 đón đầu cách mạng công nghiệp 4.0: http://daylaptrinh.net/post/tin-tuc/nhat-ban-bat-buoc-hoc-sinh-hoc-lap-trinh-tu-cap-2-don-dau-cach-mang-cong-nghiep-lan-4.html

Steve Jobs (Người tạo ra điện thoại di động iPhone và đế chế Apple ngày nay) đã từng nói: “Mỗi người trên đất nước này đều nên học cách lập trình máy tính bởi nó dạy cho chúng ta cách suy nghĩ”.

Chủ tịch Microsoft, CEO Facebook, nhà sáng lập Square Jack Dorsey và cả ca sĩ Will.i.am cùng xuất hiện trong video mang tên "Những gì trường học không dạy" (What most schools don't teach).

Những con người thành danh tại Thung lũng Silicon (Mỹ) đều hiểu tầm quan trọng của lập trình và rất nhiều trong số họ đã bắt đầu viết lên những đoạn mã đầu tiên khi còn rất trẻ. Bill Gates cho hay lần đầu ông tiếp cận máy tính là khi 13 tuổi còn với Zuckerberg là khi anh học lớp 6. Thế nhưng, 90% các trường trung học hiện nay lại không có môn lập trình. Chính vì thế, các chuyên gia công nghệ nổi tiếng đã đồng ý tham gia đoạn phim ngắn của tổ chức Code.org với mục đích khuyến khích mở thêm các lớp về khoa học máy tính ngay tại trường phổ thông, giúp học sinh học lập trình từ sớm.

"Chính sách của chúng tôi là tuyển dụng nhiều nhất các kỹ sư tài năng. Tuy nhiên, vấn đề là chúng tôi không tìm thấy đủ người được rèn luyện và có đủ các kỹ năng cần thiết", Zuckerberg nói.

Đoạn phim không chỉ truyền tải thông điệp về tầm quan trọng của lập trình đối với các tài năng công nghệ trên thế giới - những người đã thành công khi kiên trì theo đuổi niềm đam mê của họ, mà còn phần nào nhấn mạnh vai trò to lớn của công nghệ thông tin trong thế giới kết nối.

Mời các Bạn xem qua video để thấy rõ được:






3/ KHÓ KHĂN THỬ THÁCH CỦA NGÀNH CNTT

Rồi từ đầu đến tận lúc này Bạn đã hiểu được khá nhiều thứ về ngành CNTT này rồi đúng không? Bạn cùng điểm lại với Sơn nhé vừa đọc vừa nhớ lại nào: Từ hiểu về nó làm được điều gì? Có ích như thế nào? Đang tác động vào đời sống hiện nay thế nào? Sự thú vị của ngành CNTT so với các ngành khác? Cơ hội kiếm tiền từ ngành và cơ hội trong cuộc sống mà ngành CNTT mang lại? Hãy nhớ lại toàn bộ mọi thứ từ đầu đến giờ để chúng ta tiếp tục đi tiếp Bạn nhé!


Nhưng Bạn có biết rằng cuộc sống cái gì cũng phải có 2 mặt tốt & xấu đúng không? Từ đầu đến giờ Sơn đã nói toàn là mặt tốt về ngành CNTT để Bạn thấy được và có đam mê cảm hứng với ngành. Tuy nhiên giờ là lúc Sơn sẽ chia sẻ ra những mặt tối trong ngành vì phận đàn anh đi trước sẽ nói ra cho Bạn biết trước để Bạn có sự lựa chọn có dám chấp nhận dấn thân vào với ngành hay không? Đây sẽ là bước cuối cùng Bạn cần chuẩn bị tinh thần để trải qua.


Trước đây ngành CNTT được nhà nước xếp vào nhóm ngành độc hại (cũng như các ngành cơ khí - hóa chất) và được giảm học phí nhưng sau này vì độ hot của ngành và tốc độ phát triển của Internet nên đã bỏ đi. Bạn có biết những lý do gì khiến ngành được xếp vào độc hại không?



Ánh sáng phát ra từ màn hình máy tính, điện thoại rất có hại cho da & mắt. Đối với tác hại cho da khiến da mặt và cổ sớm bị lão hóa, xỉn màu và lên mụn nhiều (thường thấy ở các Game thủ nè), còn đối với mắt thì thôi rồi mắt Sơn ngày xưa 10/10 còn giờ cảm thấy rất tệ đôi khi nhìn thấy nhiều hạt trắng trắng bay trong không khí (thường hay bị hoa mắt), nhìn từ bên này đường sang bên kia đường không thể nhìn rõ mặt. Mặc dù Sơn không chơi Game gì cả chỉ học thôi Bạn nhé, còn nhiều Bạn nghiện Game chơi thâu đêm suốt sáng thì Bạn nghĩ sao?

* Ngành CNTT Lập Trình đặc thù khiến chúng ta ngồi làm việc trên máy tính và tất nhiên chỉ ngồi 1 chỗ để viết ra những dòng mã lệnh (code). Nếu Bạn làm công việc công ty thì thường là 8 tiếng/ngày, tuy nhiên với những người đam mê với ngành hay ngoài giờ làm còn làm Free Lancer thì bắt buộc phải dành nhiều thời gian trên máy hơn nữa có thể lên đến 15 tiếng/ngày. Cũng vì ngồi trên máy tính suốt 1 thời gian dài (suốt 4 năm đại học rồi sau đó đi làm) mà bản thân hình thành thói quen ngồi trên máy tính suốt ngày thậm chí ăn uống cũng xem phim giải trí trên máy tính. Điều này dẫn tới rất nhiều những căn bệnh kèm theo do ngồi nhiều và lười vận động như: Trĩ (do ngồi nhiều), tăng cân béo phì (do ít vận động), giãn tĩnh mạch chân (do ít vận động chân – Sơn đang bị bệnh này) và nhiều căn bệnh văn phòng khác nữa. Tuy nhiên có 1 lợi thế vui đó là cơ tay chúng ta sẽ được cải thiện đáng kể đấy Bạn à =]]



* Nếu như việc phải ngồi trước máy tính và ngồi suốt một quãng thời gian dài là điều rất bình thường trong thời đại hiện nay với nhiều người trong công việc/cuộc sống chứ chẳng phải riêng dân CNTT Lập Trình do sự phát triển của công nghệ tác động vào tất cả các ngành thì riêng đặc thù của ngành CNTT Lập Trình lại đòi hỏi sự tập trung cao độ trong quá trình làm việc và ép não bộ phải suy nghĩ hết mức có thể để giải quyết vấn đề (công việc thiên về đầu óc chứ không phải tay chân thủ công). Cộng thêm các áp lực đặc thù của ngành là Deadline (thời hạn dự án/công việc) khiến người Lập Trình Viên phải thường xuyên OT (Over Time – làm toàn thời gian). Hãy tập làm quen với các thuật ngữ Deadline, OT này đi. Bạn cứ tưởng tượng thời gian làm việc tại công ty là 8 tiếng/ngày nhưng nếu công việc chưa xong mà sắp đến hạn nộp thì dù hết giờ làm Bạn có về đến nhà cũng cắm mặt ngồi làm tiếp tục đến khi nào xong thì thôi hoặc tiết kiệm thời gian ngồi làm trên công ty luôn (qua đêm tại công ty). Có khi vào giai đoạn cuối dự án phải thức làm suốt 1 tuần liên tục (ngày ngủ chỉ 2 – 3 tiếng mà ngủ cũng không được ngon). Xong dự án này chưa kịp nghỉ ngơi thì dự án khác lại đến và đấy là 1 vòng xoáy liên tục. Cũng vì thế cho nên nhiều người ban đầu ham vào các công ty nước ngoài lương cao nhưng lẽ tất nhiên công ty cũng sẽ vắt kiệt sức của Bạn để xứng đáng với khoản lương mà công ty trả cho Bạn, sau đó chịu không nổi tìm về lại các công ty lương chỉ bằng một nửa nhưng có thời gian dành cho bản thân mình – đấy là sự lựa chọn của họ. Bạn thấy đấy công việc đòi hỏi sự tập trung cao độ khiến não bộ liên tục suy nghĩ thậm chí trong cả khi ngủ cũng suy nghĩ và liên tục suốt 1 quãng thời gian dài (hầu như là trong suốt sự nghiệp). Điều này càng nặng hơn với những người có đam mê với ngành và có trách nhiệm cao trong công việc – đến mức ngủ cũng mơ thấy code dự án là Bạn hiểu thế nào rồi đấy. Chính vì thế nên chúng ta hay thường nghe những khái niệm không biết từ đâu ra tồn tại trong cộng đồng lập trình viên như “tuổi thọ của lập trình viên” hay “tuổi nghề của lập trình viên”. Họ nói rằng “Nếu làm lập trình viên đến 30 tuổi mà không lên được quản lý thì đừng làm lập trình viên nữa”. Bạn nghĩ sao về điều này?



Bạn đã đọc qua hết những khó khăn thử thách của ngành CNTT Lập Trình mà Sơn chia sẻ với Bạn rồi chứ? Động lực của Bạn đến với ngành có bị tụt đi chút nào không? Hay là Bạn lại càng cảm thấy muốn xông pha thử thách để trải nghiệm bản thân mình?

Bình tĩnh đi nào Bạn tôi. Nếu đã hiểu ra những khó khăn thử thách đó thì chúng ta hãy cùng nhau tìm các phương án để giải quyết nó và nếu có cái nào không giải quyết được thì chúng ta hãy tập cách sống chung với lũ. Nói như vậy tức là Bạn hãy tin rằng khi Sơn đã trải qua hết tất cả những thứ kể trên và chia sẻ cho Bạn biết cũng có nghĩa là Sơn cũng có những kinh nghiệm của riêng bản thân mình và không có lý do gì mà Sơn không chia sẻ nó với Bạn. Hãy nghe Sơn chia sẻ nhé:


Ánh sáng phát ra từ màn hình máy tính, điện thoại rất có hại cho da & mắt: Đây là điều mà Bạn phải chấp nhận khi đã xác định theo ngành này vì đây là đặc thù của công nghệ. Cuộc sống phải có sự đánh đổi vì thế chúng ta sẽ học cách sống chung với lũ. Nếu đã nhận biết được nó có hại như thế thì nhiều Bạn sẽ nghĩ rằng nên hạn chế lên máy tính, điện thoại đúng không? Đối với quan điểm của Sơn thì điều này không hợp lý vì tính chất công việc trong thời đại hiện nay chắc chắn chúng ta phải sử dụng nhiều đến máy tính, điện thoại, chưa kể đến chúng ta đang làm việc chuyên môn trong lĩnh vực CNTT nó là nồi cơm của chúng ta nếu chúng ta hạn chế sử dụng nó khác nào chúng ta tự vứt nồi cơm của mình đi? Và nếu chúng ta có lòng đam mê yêu nghề đến mãnh liệt thì khác nào chúng ta đang tự bó buộc đam mê của mình? Cuối cùng rồi giữ cho da đẹp & mắt sáng có ích gì khi không làm ra tiền nuôi sống bản thân và không được làm được điều chúng ta thích?

* Cách thiết thực nhất đó là chúng ta vẫn chấp nhận nhưng chúng ta hãy hiểu rằng khi chúng ta mở máy tính, điện thoại lên tức là chúng ta đang hi sinh chính bản thân của chúng ta vì thế hãy làm những việc có giá trị như làm việc, học tập chứ đừng làm những việc vô bổ như chơi game, đọc truyện, xem phim, chát chít 8 chuyện … (chơi game, đọc truyện, xem phim, 8 chuyện không xấu nhưng hãy hợp lý thời gian vd: 1 – 2 tiếng/ngày cho tất cả thứ giải trí đó là đủ).

* Sau nữa chúng ta có thể tìm ra những giải pháp làm giảm thiểu mức độ ảnh hưởng xuống một trong những cách Sơn làm đó là dùng bàn phím rời kết nối laptop và để laptop cách xa ra rồi zoom font chữ trên web hay trình code để không phải căng mắt nhìn vào màn hình, lúc ấy ngả lưng ra ghế nằm phè phỡn tha hồ làm việc sướng lắm.

* Lắp một tấm màn chắn râm trước laptop làm giảm thiểu ánh sáng hắt ra từ màn hình đến da & mắt.

* Điều chỉnh độ sáng màn hình laptop cho phù hợp với không gian làm việc và phù hợp với mắt (Ví dụ không gian tối thì màn hình laptop không nên quá sáng sẽ khiến rất mỏi mắt và ngược lại).

* Cứ 1 tiếng lại mát xa mắt vài phút bằng cách nhắm nghiền mắt lại dùng ngón trỏ xoa xoa nhẹ lên mắt. Có thể đứng lên đi lại nhìn ngắm khung cảnh xung quanh tạm cho mắt thư thả vài phút trước khi quay lại máy tính hoặc đi rửa mặt cho nước vào mắt vừa giúp tỉnh táo vừa tốt cho mắt.

Ngành CNTT đặc thù công việc khiến chúng ta phải ngồi nhiều từ đó sinh ra các bệnh như trĩ, béo phì, giãn tĩnh mạch chân và các bệnh văn phòng: Đây là điều chúng ta hoàn toàn có thể tránh được chứ không phải chấp nhận như việc ánh sáng màn hình ảnh hưởng tới da & mắt. Nó xuất phát chính từ bản thân của chúng ta cụ thể thông qua lối sống và ý chí quyết tâm - Bạn có thể tránh được những điều trên. Sau khi đã bị phải (Sơn bị giãn tĩnh mạch chân do ngồi nhiều chân ít vận động mà còn gác chân lên nhau nữa nên máu lưu thông không đều dẫn đến tĩnh mạch bị phù ra) Sơn mới biết cách tập cách cải thiện lại và chia sẻ đến với Bạn những điều sau:

* Nếu ngồi nhiều khiến Bạn bị trĩ hay có nguy cơ bị giãn tĩnh mạch chân thì Bạn có thể đứng làm việc. Bạn có thể kê bàn làm việc lên cao. Khi nào mỏi thì Bạn lại ngồi làm việc như bình thường. Bạn có thể tìm kiếm thấy thông tin những bàn làm việc kê laptop có thể thay đổi được chiều cao trên mạng và đặt mua nó. Điều quan trọng nhất dù là khi đứng hay ngồi (vì đứng nhiều cũng bị giãn tĩnh mạch chân nữa nhé) đó là chân Bạn phải duỗi thẳng để máu lưu thông tránh ngồi gác chân lên nhau hay ngồi bệt khoanh chân lại chặn lưu thông của máu và cổ chân thường xuyên co – duỗi để tạo vận động. Bạn có thể lên mạng tìm hiểu thêm các cách phòng chống và các video hướng dẫn để được miêu tả chi tiết giúp Bạn hình dung rõ ràng hơn nhé.

* Không riêng gì ngành CNTT mà tất cả các ngành khác trong cuộc sống hiện nay vì áp lực công việc và sự phát triển của công nghệ khiến nhiều người trẻ đang bị mắc các chứng bệnh như béo phì, gan nhiễm mỡ và các bệnh văn phòng khác chỉ vì lý do là ít vận động. Tối thiểu mỗi ngày chúng ta phải tập luyện thể dục như chạy bộ, đánh cầu lông, đánh tennis … tức là cơ thể phải vận động ra mồ hôi và tất cả các cơ cùng vận động là tốt nhất Bạn nhé. Bạn đừng tiếc chút thời gian dành cho bản thân mình mà ưu tiên công việc hơn nhé, đôi khi cắm mặt vào công việc lại không khiến Bạn giải quyết được vấn đề nhưng đứng dậy chạy bộ vài vòng cho thư thản đầu óc xong rồi vào làm việc tiếp thì hiệu quả công việc sẽ tăng lên rất nhiều đấy. Và chúng ta phải hiểu rằng công việc làm thì cả đời nhưng phải có sức khỏe thì mới làm được Bạn nhé. Nếu Bạn ham chạy nhanh mà không nhìn thấy cả một con đường dài thì Bạn sẽ chỉ chạy nhanh 1 chốc lát rồi sau đó sẽ phải dừng lại mãi mãi.

Ngành CNTT khiến chúng ta phải tập trung suy nghĩ ép xung não bộ hết mức và liên tục chạy đua với tiến độ của dự án mà phải cày ngày cày đêm đến mức có một chân lý rằng “tuổi thọ của lập trình viên là 30 tuổi, nếu 30 tuổi không lên được quản lý thì hãy bỏ ngành”:

* Điều đầu tiên đối với quan điểm cá nhân Sơn nó là điều tốt khi chúng ta cần phải thực sự tập trung và ép não bộ phải suy nghĩ hết mức để giải quyết cho vấn đề. Tập trung nó là 1 đức tính tốt mà tất cả chúng ta cần rèn luyện trong cuộc sống này. Hãy thử nhìn thực tế nếu Bạn lái xe mà Bạn mất tập trung thì hậu quả sẽ là gì? Bạn sẽ có thể gây tai nạn cho chính bản thân Bạn, cho gia đình Bạn và những người khác. Còn việc ép não bộ phải suy nghĩ cật lực thì xin thưa với Bạn rằng chính vì có suy nghĩ thì con người mới có thể phát triển được và đạt được những thành tựu vĩ đại ngày nay. Vốn dĩ Thiên Chúa (Sơn đạo Chúa – nếu Bạn không phải đạo Chúa thì hãy hiểu là Thượng Đế Bạn nhé) ban cho con người chúng ta đầu óc thì nó phải dành để làm việc suy nghĩ đúng với công dụng của nó. Việc suy nghĩ cật lực giúp cho Bạn sớm có thể hoàn tất được vấn đề trong khoảng thời gian ngắn nhất để đạt được thành công. Hãy thử chọn lựa nếu công việc đó Bạn quyết tâm dành ra 1 ngày để nghĩ cật lực và hoàn tất nó so với 7 ngày chỉ nghĩ hời hợt và mãi vẫn chưa xong thì với Bạn cái nào sẽ tốt hơn? Đối với Sơn thì thà tập trung 1 ngày cho xong rồi sau đó còn làm nhiều việc khác hoặc nghỉ ngơi nó sẽ tốt hơn đấy. Nếu Bạn muốn luyện tập được sự tập trung trong tất cả mọi công việc thì điều đầu tiên cuối mỗi ngày làm việc Bạn hãy nhìn nhận lại một ngày để đánh giá chất lượng của những việc mình đã làm, nếu việc nào chưa tốt do mất tập trung thì phải nhìn ra được điều gì khiến Bạn mất tập trung? Từ đó xử lý triệt để (Ví dụ Sơn hay mất tập trung do Facebook nhưng không phải do Sơn lướt mà là những thông báo Facebook cứ hiện lên trên màn hình nghỉ điện thoại => Sơn giải quyết nó bằng việc tắt Wifi/3G khi làm việc để tránh bị hiện thông báo khiến phân tâm). Còn việc suy nghĩ cật lực thì Bạn hãy nhìn nhận lại sau khi giải quyết xong cho 1 vấn đề nào đó mất khá nhiều thời gian Bạn hãy nhớ lại hành trình suy nghĩ có những lúc lóe lên ý tưởng và hiện thực nó thành công Bạn sẽ nghĩ trong đầu: “Đơn giản vậy sao không nghĩ ra sớm?” - đây chính là mấu chốt đấy. Bạn phải suy nghĩ lần ngược lại từ mấu chốt ngay khi lóe lên ý tưởng tốt đấy và hiện thực ra thì điều gì dẫn đến Bạn nghĩ ra ý tưởng đấy? Tại sao lúc trước lại không nghĩ ra? Vì Bạn bỏ qua yếu tố gì nên không đủ thông tin khiến Bạn không nghĩ ra được vậy. Cứ liên tục nhìn nhận lại như vậy thì từ sau Bạn sẽ suy nghĩ thấu đáo thông suốt các vấn đề hơn.

* Việc liên tục chạy đua với tiến độ của dự án có khi phải cày ngày cày đêm đối với Sơn nó là 1 điều rất đỗi bình thường trong ngành CNTT nói riêng và cuộc sống nói chung khi chúng ta đã bước ra môi trường làm việc. Có thể khi Bạn nghe Sơn chia sẻ Bạn sẽ cảm thấy điều đấy nó thật kinh khủng chăng? Xin thưa với Bạn rằng ngành nào nó cũng có cái áp lực của riêng nó. Ví dụ Bạn đi làm Bán Hàng thì áp lực của Bạn là doanh số. Bạn đi làm Marketing thì áp lực của Bạn là chiến dịch chạy thành công tiếp cận được với nhiều người. Nhưng so ra ngành CNTT của chúng ta vẫn tốt hơn các ngành khác đó là kết quả nó phụ thuộc phần lớn vào chính bản thân của chúng ta chứ không phụ thuộc vào Thiên Thời – Địa Lợi – Nhân Hòa. (Ví dụ: Bạn giỏi bán hàng đến mấy nhưng hôm đó tự nhiên khách hàng của Bạn cảm thấy bực bội dù Bạn chào bán giỏi đến mấy vẫn chẳng ai mua) còn với ngành CNTT chúng ta nếu trình độ của bản thân Bạn tốt (kiến thức chuyên môn tốt) thì Bạn sẽ giải quyết nhanh chóng các vấn đề trong dự án. Nếu có áp lực thì đó là do chính bản thân của Bạn chưa chuẩn bị đủ kiến thức chuyên môn để có thể làm dự án. Nhưng điều đó không trách Bạn vì chính lúc Bạn làm dự án thực tế mới là lúc Bạn học thêm được nhiều kiến thức, vì thế nếu Bạn đã hiểu được như vậy thì hãy cố gắng nâng cấp kiến thức chuyên môn của bản thân lên để có thể chiến đấu tốt Bạn nhé. Một điều nữa là Bạn hãy thay đổi lại tâm thức của Bạn để giúp cho Bạn có cuộc sống tốt hơn đó là hãy nhìn các dự án dưới con mắt đó là cơ hội để cho Bạn phát triển kiến thức chuyên môn tốt hơn và cơ hội thăng tiến trong sự nghiệp tốt hơn chứ không phải là gánh nặng mà Bạn phải nhận lãnh từ công ty. Hơn thế nữa Bạn có cơ hội được thử thách khả năng giới hạn của bản thân mình để trong cuộc sống bất chợt cũng sẽ có những thử thách đến với Bạn nếu đã quen với nó Bạn sẽ dễ dàng chấp nhận – vượt qua – trưởng thành. Còn nói đến việc phải cày ngày cày đêm để kịp tiến độ thì trải qua những lần thức suốt đêm để làm đồ án từ thời còn đi học đến cả sau này đi làm Sơn mới nhận ra rằng thực ra chúng ta thức đêm cày liên tục chỉ để trấn an đi nỗi sợ hãi trong chúng ta rằng chúng ta sẽ bị trễ và công việc sẽ không xong kịp vì thế chúng ta cứ muốn ngồi làm liên tục vì khi chúng ta cho bản thân nghỉ ngơi vẫn cứ luôn mang trong mình nỗi sợ này. Thực ra đây chỉ là cảm giác do chính tâm trí chúng ta tạo ra thôi, hãy tự đặt câu hỏi: Liệu ngồi làm liên tục như vậy nhưng chất lượng nó có tốt không? Thực tế có những lần Sơn ngồi cả đêm gật lên gật xuống mãi không tìm ra được lỗi nhưng chịu không nổi ngủ 1 giấc dậy trong 5 phút đã nhìn ra lỗi ngay. Bạn có tin không nhưng đấy là sự thật. Thực tế thì nó liên quan đến 2 thứ Sơn chia sẻ ở trên với Bạn đó chính là sự tập trung và suy nghĩ thấu đáo. Nhưng ở đâu trong chúng ta có được sự tập trung và suy nghĩ thấu đáo? Đó chính là từ bộ não của chúng ta. Bộ não chúng ta hoạt động liên tục trong ngày và nó chỉ được nghỉ ngơi khi chúng ta chìm sâu vào giấc ngủ. Nếu nó được nghỉ ngơi đủ giấc thì khi nó hoạt động sẽ hết năng suất vốn có của nó – lúc đấy chúng ta mới suy nghĩ thấu suốt được nhiều vấn đề. Thực tế không phải chúng ta ngủ 8 tiếng là sẽ tốt (vì như thế nghĩa là chúng ta ngủ hết 1/3 cuộc đời sao?) mà bộ não chúng ta chỉ cần 4 tiếng thôi là đủ để nghỉ ngơi và phục hồi lại. Nhưng quan trọng nhất chính là chúng ta phải ngủ đúng giấc để não bộ và các cơ quan nội tạng (như tim, gan, phổi, bao tử …) được nghỉ ngơi và tái tạo lại sau 1 ngày làm việc để chuẩn bị cho 1 ngày mới. Tức là Sơn nhắc lại rõ 2 vấn đề đó là chúng ta phải nghỉ ngơi và phải nghỉ ngơi đúng giấc của nó thì mới tốt (Ví dụ Bạn thức đêm ngủ ngày vẫn mệt như bình thường dù có ngủ nhiều đến mấy). Nếu đã nghỉ ngơi thì hãy nghỉ ngơi đúng giấc. Bạn hãy cứ nghĩ: Ban đêm cố gắng làm thêm cũng y như ban ngày làm, mà trái giấc thì nó không bao giờ tốt được. Sơn biết số đông dân CNTT Lập Trình đều bị mắc phải điều trên và đều tự nhủ vì lý do nghề nghiệp mà chấp nhận để sống theo đam mê của mình. Không phải đâu các Bạn - đam mê nó là con đường hành trình dài và Bạn muốn sẽ theo đuổi nó trên giường bệnh hay Bạn sẽ sớm dừng hành trình lại? Có 1 bài chia sẻ rất hay của tiến sĩ Nguyễn Mạnh Hùng mang tựa đề: “Rất nhiều người đang ngủ sai giờ. Họ không biết đường tới nghĩa địa dần ngắn lại.” từ khi đọc bài chia sẻ này xong Sơn đã thực sự bừng tỉnh ra nhiều điều và Sơn mong muốn Bạn hãy tự đọc và ngộ ra: http://soha.vn/ts-nguyen-manh-hung-rat-nhieu-nguoi-dang-ngu-sai-gio-ho-khong-biet-duong-toi-nghia-dia-dan-ngan-lai-20170403001704476.htm



* Chân lý “tuổi thọ của lập trình viên là 30 tuổi, nếu 30 tuổi không lên được quản lý thì hãy bỏ ngành”: Đối với Sơn thì đây là một quan niệm phiến diện chẳng biết từ đâu ra cả. Thử làm một phép tính Bạn nhé: 18 tuổi vào đại học, học 4 năm ra trường là 22 tuổi, mất 2 - 3 năm trải qua nhiều công ty để có một công việc ổn định vững chắc khi đó cũng 24 – 25 tuổi. Vậy chẳng lẽ chỉ có 5 năm để làm lập trình viên trong khi trước đó đã bỏ ra cả thảy 7 năm để đầu tư chuẩn bị? Rồi làm quản lý ở đây là nguyên tắc của ai áp đặt ra vậy và dựa trên thước đo nào nhỉ? Số tiền kiếm được chăng? Nhàn rỗi hơn trong công việc chăng? Nếu 1 người họ không có tố chất của quản lý chỉ yêu thích lập trình bắt họ lên làm quản lý thì có tốt không? Phần lớn thì bào chữa nói rằng do đến 30 tuổi thì não chúng ta không suy nghĩ được như thời còn trẻ nữa. Lạy hồn vậy là bộ não chỉ xài được 10 năm thôi sao? Sơn đã từng làm việc với rất nhiều đàn Anh 7x (gần 50 tuổi) mà code vẫn ngon lành, tư duy nhanh như điện xẹt lớp trẻ không thể nào bì lại được. Chúng ta hãy hiểu rằng khi chúng ta liên tục làm việc đầu óc thì nó sẽ quen với việc tiếp nhận phản xạ tư duy, còn nếu chúng ta tự cho phép nó ngưng lại thì nó sẽ bị thui chột do không thường xuyên được rèn luyện. Cũng như cái xe nếu Bạn liên tục chạy đều đặn mỗi ngày thì Bạn có thể chạy cả 30 năm nó vẫn không bị hư nhưng chỉ cần Bạn để nó 1 năm trùm mền không chạy sau đó nó sẽ hư ngay – đây là điều khoa học đã chứng minh được. Tức là cái gì vốn dĩ nó sinh ra để làm việc gì đó mà chúng ta không cho nó làm đúng cái nó làm thì nó sẽ bị hư hỏng. Thực tế rằng những lập trình viên có thâm niên 10 năm trở lên (30 tuổi trở lên) họ đã trải qua rất nhiều những tình huống vấn đề và tích lũy được số vốn kinh nghiệm thực chiến dày dặn. Đa phần họ sẽ được công ty cất nhắc đưa lên quản lý dự án (Team Leader) tức là dưới trướng của họ sẽ là những lập trình viên non kinh nghiệm hơn và họ sẽ là người trực tiếp phân tích dự án và đưa ra những giải pháp công nghệ rồi phân chia ra hướng dẫn cho các anh em ở dưới làm kèm thời gian cụ thể. Nếu ai gặp vấn đề khó khăn họ sẽ là người đưa ra giải pháp hoặc nhảy vào hỗ trợ ngay. Lúc này có thể xem họ đã ở mức chuyên gia và chỉ xử lý những vấn đề cốt lõi quan trọng còn những vấn đề nhỏ thì họ không cần xử lý. Tuy Sơn chưa đến được mức 10 năm kinh nghiệm này nhưng Sơn trải nghiệm cảm giác từ thời tự code hết tất cả đến lúc phân tích ra những mấu chốt và chia ra cho anh em làm xét theo năng lực mỗi người và là người đưa ra giải pháp mỗi khi gặp vấn đề. Cảm thấy tư duy nó còn tốt hơn trước rất nhiều do nhìn nhận tổng thể vấn đề. Sơn cảm thấy rất hạnh phúc với việc mình cùng đồng hành với các anh em làm dự án và những người Anh Sơn gặp họ chia sẻ cũng có chung niềm vui như vậy trong công việc. Dân Lập Trình Viên vui lắm, chỉ cần được sống với những dòng code – được thấy những dòng code nhỏ nhỏ xinh xinh đó nó chạy ra 1 thứ gì đó có ích phục vụ cho cuộc sống con người – được hưởng những đồng tiền chân chính từ công sức nỗ lực của mình và có thể lo lắng cho gia đình thế là hạnh phúc lắm rồi. Tóm lại quan niệm này là rất rất sai đừng nghe theo Bạn nhé. Hãy tin Sơn!





Tóm lại:

Trong cuộc sống mọi thứ luôn có 2 mặt tốt – xấu. Bạn đã được nghe Sơn chia sẻ cả 2 mặt của ngành CNTT này và Sơn cũng chia sẻ cho Bạn những cách khắc phục được mặt xấu và nhận thức được đúng đắn bản chất vấn đề để chúng ta thay đổi tâm thức và mỉm cười chấp nhận. Sơn rất mong nó vẫn tiếp tục là nguồn động lực dẫn đưa Bạn đến với ngành CNTT đầy thú vị này.


Ngành nào cũng có cái áp lực khó khăn thử thách của riêng nó Bạn ạ. Và tất cả những trải nghiệm áp lực khó khăn thử thách đó nó không chỉ giúp ích cho Bạn đối với riêng lĩnh vực ngành nghề mà còn giúp ích cho Bạn rất nhiều trong cuộc sống. Bạn giờ đây có thể lúc đọc đến bài viết này vẫn đang còn là sinh viên nhưng cuộc sống sau này rồi thì sao? Bạn sẽ bước ra ngoài kia đi làm để có thể lo lắng cho gia đình, rồi Bạn cũng sẽ có 1 gia đình riêng của mình. Chắc chắn sẽ có rất nhiều vấn đề xảy đến với Bạn như cơm áo, gạo tiền hơn là việc học lúc này và Bạn sẽ phải suy nghĩ tìm rất nhiều cách để có thể vượt qua. Hãy tập cho mình có sự trải nghiệm đương đầu với áp lực khó khăn thử thách để vượt qua nó từ chính ngành CNTT này Bạn nhé. Sơn chúc Bạn sẽ gặt hái được nhiều thành công trong ngành và trong cuộc sống!





Cảm ơn Bạn đã đọc đến đây. Đọc một cách thực sự thấu hiểu và trân quý những điều tâm huyết mà Sơn đã mất đến tận 4 ngày trời để viết ra chia sẻ đến Bạn. Sơn cầu chúc Bạn luôn vững bước tự tin và gặt hái thật nhiều thành công trong sự nghiệp của Bạn.


Sơn mong nhận được phản hồi của Bạn dưới bài viết này để Sơn có thêm động lực chia sẻ nhiều thứ nữa Bạn nhé. 


Nếu Bạn muốn tâm sự/chia sẻ hoặc cần Sơn tư vấn định hướng trong chuyên ngành CNTT hãy gửi Email cho Sơn: [email protected] trong Email chia sẻ vấn đề kèm thông tin liên hệ của Bạn (Họ tên + Email + Phone + Link Facebook). Sơn luôn lắng nghe và sớm phản hồi lại Bạn.


Đến đây là đã kết thúc phần 2 rồi, mời các Bạn bấm vào đây xem tiếp Phần 3: Con đường khởi đầu với ngành CNTT để hướng dẫn cho Bạn từng bước đầu tiên dấn thân vào ngành.



Nguyễn Việt Nam Sơn
.
FOUNDER & CEO Công ty Việt Nam Sơn
.
Mobile: 01267.666.702

0 nhận xét:

Đăng nhận xét